Với thời tiết nóng bức và gay gắt như hiện nay, nhiều người lo lắng rằng làn da của mình sẽ đối mặt với nhiều ảnh hưởng tiêu cực do ánh nắng của mặt trời gây ra. Một trong số đó là hiện tượng da bị cháy nắng. Vậy làm sao để hạn chế bị cháy nắng? Da mặt bị cháy nắng làm sao để trắng lại,..? Hiểu được nỗi lo đó, hôm nay Jenacare sẽ gửi đến mọi người một bài viết giúp xóa tan nỗi lo lắng về vấn đề làn da bị bỏng hay cháy nắng do mặt trời. Cùng tìm hiểu ngay thôi nào!
Table of Contents
Nguyên nhân và biểu hiện của da mặt bị cháy nắng
Nguyên nhân da mặt bị cháy nắng
Da mặt bị cháy nắng hay bỏng nắng là hiện tượng của phản ứng viêm ở lớp ngoài cùng của da với các tổn thương do tia cực tím (tia UV) gây nên. Trong da của con người có chứa sắc tố melanin. Đây là là sắc tố mang lại màu sắc cho da cũng như bảo vệ da trước tia nắng mặt trời.
Tuy nhiên, khi tiếp xúc với ánh nắng quá lâu hoặc quá mạnh, melanin không đủ khả năng bảo vệ da khỏi các tác hại của tia UV. Kết quả là da bị ửng đỏ, đau rát, khô ráp, bong tróc và có thể gây ra các vấn đề lão hóa, sạm nám, tàn nhang và ung thư da.
Ánh nắng mặt trời có chứa tia UV gây hại cho da
Có hai loại tia cực tím chính trong ánh nắng của mặt trời là UVA và UVB. Cả hai tia này đều có những tác động tiêu cực, gây ra nhiều hiện tượng xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến làn da :
Tia UVA
Đây là những bức xạ có bước sóng dài (từ 320 nm đến 400nm) và chiếm phần lớn trong lượng tia UV chiếu vào da (khoảng 95%). Tia này có khả năng xuyên qua lớp thượng bì da, tác động trực tiếp đến cấu trúc nền của da, khiến suy giảm Collagen và Elastin, từ đó dẫn đến tình trạng lão hóa da, nám và tổn thương da nghiêm trọng.
Tia UVB
Đây là những bức xạ có bước sóng ngắn (từ 290nm đến 320 nm). Tuy nhiên tia UVB không nhiều như UVA và không có khả năng xuyên qua da nhưng chúng cũng là tác nhân chính gây nên hiện tượng cháy nắng, biến đổi sắc tố da và ung thư da. Tia UVB gây ảnh hưởng trực tiếp lên bề mặt da, làm tổn hại và làm cho da bị đen sạm và đỏ rát.
Chính vì thế, các chị em nên hạn chế để da mặt tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 10h sáng đến 4h chiều – thời điểm có cường độ tia UV cao nhất. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể gây ra da mặt bị cháy nắng là:
- Tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo từ các nguồn như máy phát xạ, máy hàn điện tử, đèn huỳnh quang hoặc đèn LED.
- Sử dụng các loại thuốc hoặc mỹ phẩm có chứa các thành phần nhạy cảm với ánh sáng như Sulfamid, Tetracycline, Retinoid hoặc Benzoyl Peroxide.
- Không sử dụng kem chống nắng hoặc sử dụng không đúng cách khi ra ngoài.
Da ửng đỏ, khô rát hay bong tróc là những hiện tượng thường gặp khi da bị cháy nắng
Biểu hiện của da mặt bị cháy nắng
- Da xuất hiện các mảng đỏ ửng, đau rát và nóng bức khi chạm vào.
- Da có thể sưng húp, phồng rộp hoặc xuất hiện các vết rạn
- Da không đều màu, xuất hiện các vết sạm nám, tàn nhang hoặc đốm nâu do melanin sản sinh quá nhiều.
- Da bị mất độ đàn hồi, xuất hiện các nếp nhăn, lão hóa do collagen và elastin bị phá hủy.
- Da bị bong tróc sau vài ngày do các tế bào da chết được loại bỏ.
- Trong trường hợp nặng, da có thể xuất hiện các vết bỏng rộp hoặc loét do viêm nhiễm.
>>> Tìm hiểu thêm: Trẻ mãi không già với phương pháp chống lão hóa hiệu quả
Da bị cháy nắng ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
Lão hóa nhanh là hậu quả của da khi bị ánh nắng tác động mạnh
Da bị bỏng hay cháy nắng không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tinh thần mà còn có thể gây ra các hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe. Sau đây là một số ảnh hưởng của vấn đề này:
- Làm giảm khả năng miễn dịch của da và cơ thể, dễ dẫn đến các bệnh lý về da hoặc các bệnh truyền nhiễm khác.
- Làm tăng nguy cơ ung thư da do tia UV gây tổn thương ADN của các tế bào da. Các loại ung thư da phổ biến nhất là ung thư biểu mô vảy , ung thư biểu mô tế bào cơ sở và ung thư hắc tố.
- Làm tăng nguy cơ lão hóa da do collagen và elastin bị phá hủy. Da lão hóa sẽ xuất hiện các dấu hiệu như khô ráp, thiếu nước, không còn săn chắc, xuất hiện các nếp nhăn và vết chân chim,…
- Làm giảm khả năng sản sinh vitamin D trong cơ thể do melanin ngăn cản quá trình tổng hợp vitamin D từ ánh sáng. Đây là một vitamin quan trọng cho sức khỏe xương khớp, hệ miễn dịch và hệ thần kinh.
>>> Các loại kem chống nắng cho da lão hóa
Cách điều trị khi da bị cháy nắng
Khi da đã bị cháy do ánh nắng, bạn cần phải xử lý kịp thời để giảm thiểu các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng. Một số cách điều trị mà Jenacare gửi đến các bạn:
Ngừng tiếp xúc với ánh sáng
Nếu bạn phát hiện ra da mình đã bị ửng đỏ hoặc rát sau khi ở ngoài trời nóng và nắng quá lâu. Vì thế, hãy tìm một nơi có bóng râm hoặc che kín phần da đã tổn thương để tránh tiếp tục tiếp xúc với tia UV.
Làm mát da
Điều này có tác dụng làm giảm cảm giác rát và viêm khi da đang bị cháy nắng. Bạn có thể dùng khăn ướt lạnh hoặc túi đựng đá để áp lên phần da đã bị cháy. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thêm gel hoặc kem dưỡng ẩm có thành phần lô hội – một thành phần có hiệu quả dịu và giữ ẩm cho da cực hiệu quả.
Uống nhiều nước
Nước là thứ giúp ích nhiều mặt cho cơ thể
Uống đủ nước giúp ích rất nhiều cho cơ thể, từ việc giúp cơ thể giải quyết thiếu hụt lượng dầu do tiêu hao khi tiếp xúc ánh sáng. Mà còn giúp duy trì sự cân bằng trong cơ thể và giúp tái tạo và phục hồi làn da từ trong ra ngoài.
Sử dụng các loại thuốc giảm đau và sưng viêm
Nếu tình hình chuyển biến không tốt và không cải thiện khi bạn đã dùng nhiều biện pháp, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Họ có thể sẽ kê những loại thuốc như Ibuprofen hoặc Paracetamol để giảm các triệu chứng khó chịu trên da do ánh nắng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý liều lượng và thời gian sử dụng thuốc theo hướng dẫn để tránh gây ra các tác dụng phụ. Và hãy nhớ rằng, những loại thuốc này không phải là giải pháp tối ưu để điều trị da cháy nắng.
Biện pháp an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất chính là giải nhiệt cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng các loại kem giảm đau, chống viêm và uống thật đủ nước. Đặc biệt tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và phải giữ cho vùng da bị cháy nắng thật sạch sẽ, an toàn.
Ngoài ra, tránh gỡ bong da hoặc nặn các vết bỏng rộp trên da vì sẽ làm tổn thương thêm da và gây ra các vết sẹo hoặc nhiễm trùng. Da của chúng ta có cơ chế tự hồi phục nên bạn hãy để chúng tự bong tróc theo quá trình tái tạo của cơ thể.
Sử dụng kem chống nắng
Kem chống nắng một item không thể thiếu trước khi ra khỏi nhà
Quan trọng nhất là hãy bôi kem chống nắng mỗi khi ra ngoài để bảo vệ da khỏi tia UV. Bạn nên chọn loại kem chống nắng có chỉ số SPF cao (ít nhất là SPF30) và có khả năng chống lại cả tia UVA và UVB.
Vì kem chống nắng thường có tác dụng sau 15 đến 20 phút, nên hãy sử dụng chúng trước khi ra ngoài và thoa lại sau vài giờ. Với những kem chống nắng có chỉ số bảo vệ là 30 hoặc thấp hơn, bạn nên thoa lại sau 2 giờ hoặc sau khi bơi lội, đổ nhiều mồ hôi. Còn nếu chỉ số bảo vệ của kem chống nắng từ 50 trở lên, bạn hãy bôi lại sau 3 đến 4 giờ. Với những bạn làm việc ở khu vực ngoài trời, tiếp xúc với ánh nắng liên tục thì hãy bôi lại kem chống nắng thường xuyên để bảo vệ làn da của mình. Đây chính là một “chiến binh” quan trọng, giúp bạn chống lại các vấn đề về cháy da đấy nhé!
>>> Tìm hiểu thêm: Bôi kem chống nắng như thế nào không gây bết dính?
Những mẹo làm đẹp tự nhiên giúp cải thiện làn da cháy nắng
Chanh hay dưa leo có tác dụng hỗ trợ điều trị da cháy nắng rất tốt
Ngoài các cách điều trị da bị cháy nắng ở trên, Jenacare sẽ mách bạn một số mẹo làm đẹp tự nhiên từ các nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp lại cực kỳ đơn giản nhưng giúp cải thiện làn da cháy nắng rất hiệu quả đấy.
Dùng dưa chuột để làm mát và giữ ẩm cho da
Dưa chuột có chứa nhiều vitamin C và E, axit folic và khoáng chất có lợi cho da. Bạn có thể cắt dưa chuột thành lát mỏng và đắp lên phần da đang bị cháy nắng trong khoảng 15-20 phút.
Dùng sữa chua để làm dịu và nuôi dưỡng da
Không chỉ là một loại đồ thực phẩm tốt cho sức khỏe, sữa chua có chứa nhiều các men vi sinh vật có khả năng giảm viêm, kháng khuẩn và tái tạo da. Thoa sữa chua lên phần da cháy nắng và để trong khoảng 10-15 phút rồi rửa sạch với nước lạnh, bạn sẽ thấy hiệu quả mà nó mang lại.
Dùng chanh để làm sáng và loại bỏ các vết sạm do melanin
Nếu bạn lo lắng về việc da mặt bị cháy nắng làm sao để trắng lại thì không nên bỏ qua phương pháp này. Với các loại axit citric, một loại axit alpha hydroxy (AHA), chanh có khả năng tẩy tế bào chết, làm sáng da và ngăn ngừa sự hình thành melanin. Chỉ cần pha loãng chanh với nước hoặc mật ong, bạn sẽ có một hỗn hợp điều trị da cháy nắng đơn giản và hiệu quả. Hãy thoa lên phần da bị bỏng nắng trong khoảng 10 phút rồi rửa sạch với nước lạnh.
Dùng mật ong để giảm viêm và kích thích tái tạo da
Mật ong có tính kháng khuẩn, kháng viêm và làm lành vết thương hiệu quả. Bạn thoa mật ong lên phần da bị cháy nắng và để qua đêm rồi rửa sạch vào buổi sáng.
Kết
Như vậy, với những thông tin bên trên từ sự ảnh hưởng nghiêm trọng của ánh nắng mặt trời đến làn da, cũng như một vài phương pháp điều trị, mẹo hay để hạn chế tình trạng này. Jenacare hi vọng các chị em sẽ áp dụng và không còn lo lắng mỗi khi gặp vấn đề da bị cháy nắng nữa.
>>> Tìm hiểu thêm: Chống lão hóa chỉ với 7 bước đơn giản
It’s hard to find knowledgeable people on this topic, but you sound like you know what you’re talking about! Thanks
Very excellent visual appeal on this web site, I’d value it 10 10.
F*ckin’ remarkable issues here. I am very satisfied to see your post. Thanks so much and i am taking a look ahead to touch you. Will you please drop me a e-mail?
I would like to thank you for the efforts you’ve put in writing this blog. I’m hoping the same high-grade blog post from you in the upcoming as well. Actually your creative writing abilities has encouraged me to get my own web site now. Actually the blogging is spreading its wings fast. Your write up is a great example of it.