Viêm da: Khái niệm, phân loại và 5+ phương pháp điều trị

Posted on
Viêm da: Khái niệm, phân loại và 5+ phương pháp điều trị

Viêm da – một thuật ngữ về da liễu được chỉ định chung cho các tình trạng gây viêm nhiễm trên da. Cùng Jenacare tìm hiểu khái niệm, phân loại và cách điều trị bệnh lý này an toàn nhé!

Khái niệm

Viêm da còn được gọi là dermatitis, là từ dùng để mô tả một số kích ứng da và phát ban do di truyền, hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, nhiễm trùng, dị ứng,…Các triệu chứng phổ biến bao gồm da khô, mẩn đỏ và ngứa.

Viêm da là gì?

Viêm da là gì?

Loại bệnh lý này không gây hại nghiêm trọng cho cơ thể bạn. Nó không lây nhiễm và điều đó không có nghĩa là da của bạnc có thể kiểm soát các triệu ch không sạch sẽ hoặc bị nhiễm trùng. Có những phương pháp điều trị và thuốứng của bạn.

Viêm nhiễm da có bao nhiêu loại?

Một số loại của bệnh lý này có thể liệt kê như:

Viêm da tiếp xúc

Đây là tình trạng da đỏ, ngứa và chúng phát triển do phản ứng bởi hóa chất hoặc những chất dễ gây kích ứng cho da. Nếu không được điều trị kịp thời, loại bệnh lý này có thể gây khó chịu cho thân chủ.

Riêng loại viêm da tiếp xúc này được phân làm hai loại:

  • Viêm da tiếp xúc dị ứng (Allergic contact dermatitis)

Loại viêm này thường bắt gặp ở những người thường xuyên tiếp xúc với các chất gây mẫn cảm như xăng dầu, cao su, chất tẩy rửa, sơn, xi măng, nickel (có trong các sản phẩm xi mạ vàng bạc), potassium dichromate, formaldehyde,…. Các chất này có chứa nồng độ cao khiến cho cơ thể bị mẫn cảm và dẫn đến dị ứng. Một số vị trí thường xuất hiện vết viêm nhiễm trên da như vùng hở giữa cẳng tay, cẳng chân.

Viêm da tiếp xúc dị ứng

Viêm da tiếp xúc dị ứng

  • Viêm da tiếp xúc kích ứng (Irritant contact dermatitis)

Khác với viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm do tiếp xúc kích ứng được hình thành do tiếp xúc với các chất hóa học có nồng độ cao. Một số hoạt chất có thể kể đến như: acid nồng độ cao, chất kiềm,… Loại viêm này có thể bắt gặp ở bất kỳ ai có dấu hiệu đã tiếp xúc với những loại hóa chất nồng độ cao. Khi bị viêm nhiễm, loại bệnh lý này sẽ hơi phù nề, gây đau, viêm đỏ và có thể có bọng nước.

Tình trạng mưng mủ viêm da tiếp xúc trực ứng

Tình trạng mưng mủ viêm da tiếp xúc trực ứng

Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis)

Loại viêm trên da này hay còn được gọi là viêm do di truyền, nay còn được các chuyên da da liễu gọi là bệnh chàm. Đây là một tình trạng da mạn tính và di truyền thường xuất hiện từ khi còn nhỏ và có xu hướng kéo dài suốt cuộc đời. Bệnh lý này có thể bị mắc bởi bất cứ độ tuổi nào, nhưng chúng hoàn toàn không lây nên không thể lây từ người này sang người khác được.

Viêm da cơ địa gây bong tróc da

Viêm da cơ địa gây bong tróc da

Người có bị viêm cơ địa thường có da nhạy cảm và dễ bị kích ứng bởi các tác nhân bên ngoài như: hóa chất, dầu mỡ, mỹ phẩm, bụi, vi khuẩn, nấm, côn trùng và các chất kích thích khác. Khi mắc phải bệnh lý này, vùng da bị viêm nhiễm sẽ trở nên ngứa ngáy khó chịu, da khô, da mẩn đỏ, viêm nhiễm, vảy, và có thể tái phát thường xuyên. Các vùng da bị ảnh hưởng có thể là khu vực gấp khúc như khuỷu tay, khuỷu tay, đầu gối, cổ tay hoặc có thể lan rộng ra khắp cơ thể.

Để kiểm soát viêm da cơ địa, người bệnh cần thực hiện các biện pháp chăm sóc da hàng ngày bao gồm: sử dụng kem dưỡng ẩm, tránh tiếp xúc với các chất kích thích, tắm rửa nhẹ nhàng. Hơn nữa,không sử dụng xà phòng cứng, và tránh các yếu tố có thể gây kích ứng như nhiệt độ cao, ánh nắng mặt trời mạnh, và khí hóa học. Ngoài ra, trong một số trường hợp nặng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng kem dược phẩm chứa corticosteroid hoặc các loại thuốc khác để làm giảm viêm và ngứa. Tuy nhiên, điều quan trọng là tìm hiểu và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Viêm nang lông (Folliculitis)

Viêm nang lông là một tình trạng da phổ biến thường do nang lông – những cấu trúc nhỏ trên da chứa chân tóc, lông và tuyến nhờn, bị nhiễm trùng hoặc viêm gây ra. Loại bệnh lý da liễu này có thể trông giống như mụn trứng cá và gây khó chịu hoặc ngứa ngáy. Viêm nang lông thường ảnh hưởng đến tâm lý vì sự xuất hiện của nó khiến cho người gặp tình trạng này cảm thấy thiếu tự tin và mặc cảm trước đám đông.

viêm nang lông

Vêm nang lông

Viêm nang lông thường xảy ra khi vi khuẩn gây nhiễm trùng da, đặc biệt là vi khuẩn Staphylococcus aureus. Tuy nhiên, nấm và virus cũng có thể gây ra viêm nang lông. Các yếu tố gây nguy cơ cho viêm nang lông bao gồm: cạo râu không sạch, trầy xước da, da nhờn, mồ hôi nhiều, đồng phục có chất liệu không thoáng khí, hay hệ thống miễn dịch yếu, và sử dụng bể bơi hay dụng cụ spa không vệ sinh.

Một số triệu chứng khi làn da bị viêm nang lông bao gồm da đỏ, sưng, viêm nhiễm xung quanh nang lông, nổi mủ, ngứa, và đau. Có thể xuất hiện một hoặc nhiều vùng bị ảnh hưởng trên da. Loại bệnh lý này có thể xảy ra ở bất kỳ vùng nào có lông trên cơ thể, bao gồm khu vực khuỷu tay, chân, vùng bikini, cổ, da đầu và cả da mặt.

>>> Cách điều trị viêm da theo từng mức độ và tình trạng viêm

Gợi ý 5+ phương pháp điều trị viêm da an toàn

Tránh tiếp xúc với những chất gây kích ứng

Hãy hạn chế và tránh tiếp xúc với những chất gây kích ứng nhất có thể. Bạn nên sử sử dụng các biện pháp bảo vệ như đeo găng tay, đeo ủng, đội nón,… để tránh các chất hóa học trong lúc làm việc ám vào trong da. Không những thế, đối với những loại viêm nhiễm da như viêm nhiễm da tiếp xúc và viêm da cơ địa, khi di chuyển vào những nơi có thể có khí hậu thay đổi hoặc bị côn trùng cắn, nên có sẵn thuốc bôi hoặc thuốc ngừa để hạn chế tình trạng cơ thể nhạy cảm dẫn đến viêm nhiễm trên da.

Sử dụng kem chống dị ứng

Sử dụng các loại kem chống dị ứng hoặc kem chống viêm có thể giúp làm dịu và giảm các triệu chứng của viêm nhiễm da. Kem này thường chứa corticosteroid, antihistamine hay các thành phần khác để giảm viêm, ngứa và sưng.

>>> Tổng hợp 5+ sản phẩm trị mụn viêm đỏ dị ứng lành tính

Dùng thuốc kê đơn

Một số loại thuốc kê đơn có thể liệt kê như:

  • Điều trị viêm da tiếp xúc: Mỡ Oxyde kẽm, Eumovate cream, mỡ kháng sinh, thuốc chống dị ứng, corticoid cream.
  • Điều trị viêm da cơ địa: kháng sinh histamin tổng hợp, kem có chứa corticoid, Tacrolimus, pimecrolimus
  • Viêm nang lông: mỡ bôi kháng sinh, thuốc kháng sinh, vitamin nhóm B,antibiotic, retinoid,..

Những loại thuốc này hầu hết đều chứa các hoạt chất giảm ngứa, làm mềm làm dịu và ngăn cản sự hình thành cũng như nghiên trọng hơn của bệnh lý về da.

Bổ sung dưỡng ẩm cho da

Bổ sung dưỡng ẩm bằng cách tiếp thu các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất an toàn để chúng nuôi dưỡng cơ thể từ sâu bên trong da. Bên cạnh đó, khi da viêm nhiễm da rất dễ khô và gây bong tróc, do đó cần sử dụng các loại kem dưỡng lành tính để bổ sung đủ ẩm cho da.

Những phương pháp khác

Stress cũng là một nguyên nhân khiến cho da bị viêm nhiễm nặng hơn. Đặc biệt là làn da bị viêm nang lông và viêm cơ địa. Do đó, bạn nên xây dựng cho mình một chuỗi quy trình luyện tập thể dục thể thao, thư giãn để giảm căng thẳng và cải thiện các triệu chứng của bệnh lý này.

Bên cạnh đó, che chắn và mặc bảo hộ cũng là một biện pháp phòng tránh hiệu quả khi tiếp xúc gần với những nguyên nhân gây viêm nhiễm trên da. Ngoài ra cũng nên hạn chế dùng các loại thực phẩm có thể gây kích ứng như đồ uống có cồn, đồ ngọt…

Kết

Nói nói tóm lại, viêm da là một bệnh lý về da không thể lây nhiễm từ người này sang người khác. Qua bài viết trên, Jenacare hy vọng bạn đọc đã nắm rõ khái niệm, phân loại và những các điều trị bệnh lý này an toàn. Để tránh trường hợp, viêm nhiễm da nặng hơn, nêu skhoong thể điều trị được tại nhà, bạn có thể liên hệ ngay cho bác sĩ hoặc cơ quan y tế gần nhất để nhận được chỉ định điều trị tốt nhất.

Về tác giả

Lê Hồng Ngân

Viết bình luận

Các nội dung liên quan