Mách bạn những cách trị nám nội tiết do cơ địa

Mách bạn những cách trị nám nội tiết do cơ địa

Nám da là tình trạng da có các đốm nâu trên da và mặt, nhưng cũng có thể xuất hiện trên cánh tay và cổ. Nám da không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng đến ngoại hình cũng như tâm lý của người mắc phải. Vậy làm cách trị nám nội tiết nào là hiệu quả hiện nay?

Nám nội tiết là gì?

Estrogen hay nội tiết tố nữ là tổng hợp của 3 chất: estrone, estradiol và estriol và được ký hiệu là E1, E2, E3. Estrogen được biết đến là một loại hormone kỳ diệu, đóng vai trò quan trọng đối với phụ nữ. Loại hormone này giúp cơ thể người phụ nữ điều hòa hệ sinh dục, mái tóc, làn da, các đường cong trên cơ thể và kiểm soát hormone MSH – loại hormone kích thích sản sinh hắc tố dưới da. Bước vào độ tuổi lão hóa, estrogen trong cơ thể người phụ nữ được sản sinh chậm hơn trước gây mất cân bằng nội tiết tố và đây chính là nguyên nhân làm gia tăng sắc tố melanin dẫn đến nám do nội tiết tố.

Nám nội tiết hay còn gọi là nám sâu, là những vùng nám phát triển tập trung thành nốt tròn trên bề mặt da có gốc rễ ăn sâu vào các lớp cấu trúc da, chủ yếu là lớp màng đáy của lớp thường bị ảnh hưởng, đôi khi sâu vào lớp hạ bì.

Nguyên nhân nám nội tiết là gì?

Nhiều phụ nữ bị nám hơn nam giới và các chuyên gia từ lâu đã tin rằng có một số mối liên hệ giữa tình trạng này và sự thay đổi nội tiết tố.

1. Thay đổi nội tiết lúc mang thai

Tình trạng phụ nữ mang thai bị nám còn được gọi là chloasma hoặc mặt nạ thai kỳ. Nám da xảy ra khá thường xuyên trong thời kỳ mang thai – trên thực tế, một nửa số trường hợp nám da ban đầu phát triển trong thời kỳ mang thai. Hầu hết phụ nữ mang thai đều bị tăng sắc tố da, nhưng trong 10-15% trong số họ, sự tăng sắc tố đó phát triển thành nám.

2. Thuốc tránh thai làm thay đổi nội tiết

Khoảng 10-25% phụ nữ uống thuốc tránh thai bị nám, vì vậy nếu bạn đang uống thuốc tránh thai và nhận thấy những thay đổi về sắc tố da, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để xác định xem mình có thể bị nám không hay không. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng da của những người bị nám phản ứng nhanh hơn với hormone estrogen so với da của những người không bị nám. Điều này cũng đúng với progesterone, một loại hormone khác phổ biến trong thuốc tránh thai.

Rối loạn nội tiết là nguyên nhân dẫn đến nám

Rối loạn nội tiết là nguyên nhân dẫn đến nám

Một trong những nghiên cứu sớm nhất về nám và thuốc tránh thai được thực hiện vào năm 1967. Trong nghiên cứu đó, khoảng 1/4 số người tham gia thuốc tránh thai bị nám, khiến các nhà nghiên cứu tin rằng có mối liên hệ hệ giữa hormone trong thuốc tránh thai và sự phát triển của nám da, mặc dù họ không thể xác định chính xác các mối liên hệ giữa hai vấn đề này như thế nào.

3. Căng thẳng, mệt mỏi

Yếu tố tâm lý, cảm xúc có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và vẻ đẹp của làn da. Nội tiết tố estrogen do não bộ chỉ đạo buồng trứng tiết ra nên khi não bộ rơi vào trạng thái căng thẳng thì hoạt động của buồng trứng cũng sẽ bị ảnh hưởng, gây ra sự thay đổi nội tiết tố và dẫn đến nám da.

Lưu ý

Mặc dù có vẻ như hormone có thể là nguyên nhân chính trong việc gây ra nám, các yếu tố khác cũng có thể là lý do của nám da. Ví dụ, việc tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời hoặc lượng sắc tố melanin trong da gia tăng quá mức là những yếu tố nguy cơ gây nám da. Có những người bị nám da mà không trải qua sự thay đổi nội tiết tố, và trong những trường hợp đó, việc tiếp xúc với tia cực tím và yếu tố di truyền có thể liên quan.

Cách trị nám nội tiết hiệu quả

Nám da khi mang thai thường tự khỏi khi nồng độ nội tiết tố trở lại bình thường và thường không cần điều trị. Nếu thuốc tránh thai là nguyên nhân, thì tình trạng này thường sẽ hết khi bạn ngừng dùng thuốc – nhưng có thể mất vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm để giải quyết hoàn toàn.

Trong trường hợp bạn cần phải tiếp tục uống thuốc tránh thai hoặc nám là do một số nguyên nhân khác, sẽ có những phương pháp điều trị khác mà bạn có thể tham khảo.

1. Hydroquinone – một loại kem, kem dưỡng da, gel hoặc chất lỏng mà bạn thoa lên da

Hydroquinone được sử dụng để làm sáng các vùng da sẫm màu được gọi là tăng sắc tố, nám, đồi mồi hoặc tàn nhang do mang thai, thuốc tránh thai và nội tiết tố, hoặc các vùng da do chấn thương. Theo FDA, hydroquinone có thể được sử dụng một cách an toàn và được bán không cần đơn với nồng độ 2%. Tuy vậy, theo nhiều nghiên cứu thì hydroquinone vẫn có một số tác dụng phụ, bạn nên cân nhắc trước khi sử dụng.

Hydroquinone giúp ngăn chặn hình thành melanin có thể xem là một cách trị nám nội tiết

Hydroquinone giúp ngăn chặn hình thành melanin có thể xem là một cách trị nám nội tiết

2. Tretinoin và Corticosteroid – thuốc theo toa có thể giúp làm sáng da của bạn

Tretinoin thúc đẩy tăng sinh tế bào sừng và có thể làm tróc da có chứa sắc tố thượng bì, đồng thời có thể làm giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn, cải thiện sức khỏe làn da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời, giảm sự xuất hiện các đốm đen, cải thiện kết cấu và nâng tông da. Trong khi đó, Corticosteroid giúp ngăn chặn sự tổng hợp và bài tiết melanin. Tuy nhiên, một lưu ý quan trọng là bạn cần phải có sự tham vấn của bác sĩ khi sử dụng 2 loại thuốc này để đạt hiệu quả trị nám tốt nhất cũng như tránh được những tác dụng phụ không đáng có.

Tìm hiểu thêm: Một số sản phẩm trị nám hiệu quả nên dùng thử

Tretinoin có nhiều công dụng trong điều trị mụn và thúc đẩy sản sinh tế bào mới

Tretinoin có nhiều công dụng trong điều trị mụn và thúc đẩy sản sinh tế bào mới

3. Axit azelaic hoặc kojic – thuốc theo toa có thể giúp làm sáng các đốm đen của nám

Kem axit azelaic 15 đến 20% có thể được sử dụng thay cho hydroquinone hoặc tretinoin. Axit Azelaic là một chất có khả năng ức chế tyrosinase làm giảm sản xuất melanin và được đánh giá là an toàn để sử dụng trong quá trình mang thai. Ngoài ra, axit kojic cũng đã được sử dụng ngày càng nhiều; đây là một chất giúp ngăn chặn sự chuyển đổi tyrosin thành melanin, từ đó giảm nám tàn nhang khá hiệu quả.

Một số sản phẩm chứa axit azelaic có công dụng hỗ trợ điều trị trám

Một số sản phẩm chứa axit azelaic có công dụng hỗ trợ điều trị trám

4. Lột da hóa học – quy trình phải được bác sĩ da liễu thực hiện để làm giảm sự xuất hiện của nám

Lựa chọn điều trị thứ tư cho những bệnh nhân bị nám da nặng không đáp ứng với thuốc tẩy tại chỗ bao gồm lột bằng hóa chất với axit glycolic hoặc axit trichloro. Axit trichloroacetic, hay TCA, là tiêu chuẩn vàng cho phương pháp lột da hóa học, đặc biệt là lột da trung bình. TCA chủ yếu được sử dụng ở nồng độ từ 35% đến 50% có khả năng thâm nhập sâu hơn vào lớp biểu bì bề mặt của da để đạt được hiệu quả tẩy tế bào chết. Đồng thời, TCA còn có công dụng dùng để điều trị sẹo mụn, đốm đen và nếp nhăn trên da.

5. Phương pháp điều trị bằng laser hoặc phương pháp điều trị bằng ánh sáng khác

Trị nám bằng laser là phương pháp sử dụng thiết bị công nghệ cao sử dụng tia laser có năng lượng thấp để phá hủy các hắc sắc tố melanin làm mờ dần các vết nám. Theo các chuyên gia da liễu, phương pháp này cần ít nhất 3-6 tháng để đạt hiệu quả rõ rệt, Laser phù hợp để giải quyết tình trạng da nám nhẹ, tuy nhiên không thể điều trị nám nặng hoặc nguyên nhân sâu xa của nám.

Ngoài ra, mức độ an toàn và hiệu quả của phương pháp này còn phụ thuộc khá nhiều vào tay nghề và kinh nghiệm của bác sĩ chuyên khoa, chính vì vậy việc đến các cơ sở y tế uy tín để điều trị là rất cần thiết khi áp dụng phương pháp laser hoặc ánh sáng xanh.

Cách trị nám nội tiết bằng laser hoặc ánh sáng xanh cần sự chuyên môn cao

Cách trị nám nội tiết bằng laser hoặc ánh sáng xanh cần sự chuyên môn cao

Lời kết

Nám da thông thường hay nám da nội tiết tuy không gây hại đến sức khỏe, không đe dọa đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt, tạo cảm giác tự ti ở những người mắc phải, đặc biệt là người lớn tuổi. Cách trị nám nội tiết không khó nếu bạn đã tham khảo bài viết trên của Jenacare và chọn đúng phương pháp điều trị và biết cách chăm sóc da đúng cách.

Về tác giả

Nguyen Vu

Viết bình luận

Các nội dung liên quan