Khái niệm, nguyên nhân sẹo rỗ và cách điều trị an toàn

Khái niệm, nguyên nhân sẹo rỗ và cách điều trị an toàn

Sẹo rỗ là tác nhân khiến làn da trông già hơn so với lứa tuổi của người bệnh. Bên cạnh đó còn khiến họ thiếu tự tin do vẻ bề ngoài của mình. Vậy, sẹo rỗ là gì?Nguyên nhân sẹo rỗ và cách điều trị nào an toàn? Cùng Jenacare tìm hiểu nhé!

Khái niệm

Sẹo rỗ là một khái niệm y học dùng để mô tả các vết thương hoặc tổn thương da nơi mà quá trình tái tạo mô da không diễn ra một cách hoàn hảo sau khi lành. Khi da bị tổn thương sâu, ví dụ như do mụn trứng cá, vết thương hoặc phẫu thuật, quá trình lành làm tạo ra sự hình thành sẹo. Sẹo rỗ xuất hiện khi sản xuất collagen, một protein quan trọng để tái tạo mô da, bị mất cân bằng hoặc không đồng đều.

Sẹo rỗ trên da mặt

Sẹo rỗ trên da mặt

Sẹo rỗ thường có dạng lỗ nhỏ, có kích thước và sâu độ khác nhau, tạo ra bề mặt da bất đồng và không đều. Chúng thường xuất hiện trên khu vực mà da đã bị tổn thương hoặc có mụn trứng cá trước đó, như mặt, lưng, vai và ngực. Sẹo rỗ có thể gây khó chịu về mặt thẩm mỹ và ảnh hưởng đến tự tin và chất lượng cuộc sống của một người.

Để nhận biết được làn da có đang gặp tình trạng sẹo rỗ hay không, ngoài quan tâm đến nguyên nhân sẹo rỗ bạn cũng nên lưu ý những đặc điểm sau:

  • Vùng da bị lõm vào trong: vết lõm vào hơi phẳng có vệt kéo dài đến lớp hạ bì sâu dưới da. Những vết lõm này có các cạnh được phân định rõ ràng và chiều rộng khoảng 1,5 – 4mm
  • Vùng da bị đổi màu: vùng da sẽ xuất hiện những màu sắc theo dải hoặc riêng lẻ từ hồng, nâu đến màu da.
  • Xuất hiện hình dạng gợn sóng: thông thường khi tình trạng da đột nhiên xuất hiện những dải có hướng nằm ngang với các vết lõm. Tình trạng này xuất phát điểm từ sự không đồng đều do mất đi các mô tái tạo quan trọng mà không có collagen.

Phân loại các loại sẹo rỗ

Sẹo rỗ được phân làm 3 loại chính:

Ba loại sẹo rỗ thường thấy

Ba loại sẹo rỗ thường thấy

Sẹo chân đá nhọn

Sẹo chân đá nhọn hay còn được gọi là Ice Pick Scar là một loại sẹo mụn. Giống như các loại sẹo mụn khác, sẹo chân đá nhọn là tàn tích của một đợt bùng phát tổn thương do mụn để lại. Loại sẹo này, nghiêm trọng và khó chữa hơn rất nhiều so với hai loạn còn lại. Chúng ta có thể quan sát sẹo chân đá nhọn bằng mắt thường thông qua hình dạng đặc trưng là các rỗ sẹo trên da.

Sẹo rỗ chân vuông

Boxcar Scar hay còn gọi là sẹo rỗ chân vuông hoặc sẹo rỗ hộp. Cũng là một loại sẹo mụn, sẹo rỗ chân vuông giống như một vết lõm hoặc miệng núi lửa hình tròn hay hình bầu dục trên da của bạn. Chúng thường sẽ được nhìn thấy bằng mắt thường với các cạnh thẳng đứng sắc nét và miệng sẹo sẽ lớn hơn so với sẹo chân đá nhọn.

Sẹo rỗ hình lượn sóng

Sẹo rỗ lượn sóng – Rolling Scar, cũng là một trong những loại sẹo mụn. Loại sẹo này giống như tên gọi do có hình dạng lượn sóng, không xác định rõ bờ hay cạnh và chúng thường sẽ xuất hiện theo từng dãy trên má.

Nguyên nhân sẹo rỗ hình thành

Nguyên nhân sẹo rỗ hình thành do quá trình lành của da sau khi bị tổn thương không diễn ra một cách hoàn hảo. Các nguyên nhân chính gây ra sẹo rỗ bao gồm:

Mụn trứng cá

Đây là nguyên nhân sẹo rỗ phổ biến nhất. Khi mụn trứng cá bị viêm nhiễm và tổn thương các mô da xung quanh, quá trình lành sẹo có thể không đồng đều, dẫn đến sự hình thành sẹo rỗ sau khi mụn lành.

Nguyên nhân sẹo rỗ do đợt bùng phát mụn trứng cá

Nguyên nhân sẹo rỗ do đợt bùng phát mụn trứng cá

Tổn thương da

Các tổn thương da do vết cắt, vết thương hoặc phẫu thuật có thể gây sẹo rỗ nếu quá trình tái tạo mô da không được điều chỉnh tốt. Độ sâu và mức độ tổn thương của vết thương cũng ảnh hưởng đến khả năng sẹo rỗ hình thành.

Viêm nhiễm da

Nguyên nhân sẹo rỗ có thể đến từ các vấn đề liên quan đến viêm nhiễm da nặng. Điều này có thể gây tổn thương sâu đến các lớp da và gây hủy hoại collagen và mô tế bào da. Quá trình tái tạo da sau viêm nhiễm có thể không đều, dẫn đến hình thành sẹo rỗ.

Giảm collagen

Collagen là một protein quan trọng trong quá trình tái tạo và làm săn chắc da. Khi có sự suy thoái trong sản xuất collagen, da không thể khôi phục một cách đầy đủ sau tổn thương, dẫn đến sẹo rỗ.

Di truyền

Di truyền là nguyên nhân sẹo rỗ xuất phát từ bên trong cơ thể. Có những người có xu hướng dễ hình thành sẹo rỗ hơn do yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người có sẹo rỗ, thì xác suất cao bạn cũng sẽ dễ bị sẹo.

Gợi ý 6 cách điều trị sẹo an toàn

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị sẹo rỗ như phẫu thuật, trị liệu collagen, hoá chất da liễu và trị liệu tia laser, giúp cải thiện tình trạng sẹo rỗ và làm mờ chúng. Tuy nhiên, hiệu quả của việc điều trị sẹo rỗ có thể khác nhau đối với từng người và từng trường hợp cụ thể.

Tái tạo bề mặt da bằng laser

Phương pháp này hiện vẫn chưa phổ biến tại Việt Nam nhưng rất được ưa chuộng tại nước ngoài. Các bác sĩ da liễu sẽ sử dụng laser erbium YAG phân đoạn – một công nghệ laser được USFDA (Cục quản lý thực và dược phẩm Hoa Kỳ) phê duyệt để tạo ra các vết thương nhỏ và điều trị sẹo rỗ bằng các kích thích làn da sản xuất thêm collagen mới.

Phương pháp này là loại phương pháp điều trị không xâm lấn này rất nhanh chóng và không gây đau bằng quy trình tập trung một chùm các tia laser có bước sóng chính xác vào một thiết bị cầm tay. Với cách này, các bác sĩ da liễu khuyến nghị nên điều trị từ sáu đến tám buổi để tái lại cùng da bị sẹo.

Tái tạo bề mặt da bằng laser

Tái tạo bề mặt da bằng laser

Peel da hóa học

Phương pháp này là quy trình sử dụng hóa chất và các hoạt chất có trong sản phẩm dưỡng da có tác dụng tẩy da chết có kiểm soát ở các lớp trên cùng nhằm giảm sẹo và lấy lại được sự tươi mới cho làn da. Một số hoạt chất thường có trong các sản phẩm peel da hóa học là chiết xuất từ thực vật cùng AHA và BHA. Những hoạt chất này loại bỏ hiệu quả các tế bào chết và kích thích sản xuất collagen xung quanh các vết sẹo sâu, mang lại làn da mịn màng và đều màu hơn.

Peel da hóa học giúp làn là da tăng cường sản sinh collagen

Peel da hóa học giúp làn là da tăng cường sản sinh collagen

Tái tạo bề mặt da bằng kỹ thuật MNRF

Vi kim tần số vô tuyến hoặc MNRF là một quy trình da liễu sử dụng năng lượng tần số vô tuyến để làm săn chắc da và làm cho các vết sẹo lõm ít bị chú ý hơn. Quá trình sử dụng tần số này giúp kích thích sản xuất cả collagen và elastin để tái tạo da. Năng lượng nhiệt được tạo ra trong quá trình điều trị, kích thích các tế bào trong các mô liên kết bên dưới bề mặt sẹo.

Tiêm chất làm đầy

Tiêm chất làm đầy là phương pháp điều trị sẹo và làm giảm những tác hại từ những nguyên nhân sẹo rỗ gây nên. Loại chất này còn được gọi là filler, đây là hoạt chất và phương pháp được nhiều người yêu thích vì chúng có thể lấp đầy các mô bị sẹo và nâng chúng lên bằng với vùng da xung quanh.

Chất làm đầy chứa các chất như axit hyaluronic để tăng thể tích cho các vết sẹo lõm mà ít gây khó chịu nhất. Sau đó, các enzym trong cơ thể có thể dần dần tiêu hóa chúng. Việc điều trị bằng chất làm đầy có thể cho ra được kết quả sớm hơn so với những phương pháp khác.

Tiêm chất làm đầy cho sẹo rỗ

Tiêm chất làm đầy cho sẹo rỗ

Lăn kim

Liệu pháp lăn kim là phương pháp tái tạo tế bào da bằng cách xuyên thủng lớp da hiện tại có nhiều sẹo rỗ để kích thích làn da sản xuất collagen nhiều hơn. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng một con lăn kim cầm tay được vô trùng lăn nhẹ vào các mô sẹo để kim xuyên thủng qua làn da. Khi da lành lại, cấu trúc trong da sẽ kích thích sản xuất nhiều collagen và lấp đầy vào các vết lõm. Từ đó, làn da sẽ trở nên mịn màng hơn.

Liệu pháp lăn kim trị sẹo rỗ

Liệu pháp lăn kim trị sẹo rỗ

Phẫu thuật cắt bỏ chân sẹo

Đây là một phương pháp xâm lấn để loại bỏ các vết sẹo nghiêm trọng. Quy trình phẫu thuật sẽ giúp tái tạo lại bề mặt mô sẹo và làm cho chúng ít bị chú ý hơn. Sau khi cắt sẹo, các bác sĩ sẽ khâu da lại, có thể để lại vết sẹo nhỏ và ít nổi hơn vết sẹo ban đầu. Việc cắt bỏ chân sẹo sẽ để lại một vết sẹo nhỏ, nhưng theo thời gian chúng sẽ tự mờ và mang lại vẻ mịn màng hơn cho làn da.

Kết

Sẹo rỗ là tác nhân khiến mọi người trở nên tự tin với vẻ ngoài hơn. Qua bài viết trên, Jenacare hy vọng bạn đọc đã tìm hiểu thêm được khái niệm, nguyên nhân sẹo rỗ và các phương pháp điều trị chúng. Đồng thời lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp để làn da trở nên căng mụn và đầy sức sống nhé!

>>> Xem thêm: Tổng hợp các cách trị sẹo thâm hiệu quả và ít tốn kém nhất

Về tác giả

Lê Hồng Ngân

Viết bình luận

Các nội dung liên quan