Da bị cháy nắng thì phải làm sao? Và Top 5+ cách làm dịu da khi bị cháy nắng

Da bị cháy nắng thì phải làm sao? Và Top 5+ cách làm dịu da khi bị cháy nắng

Da bị cháy nắng là một hiện tượng rất thường gặp trên làn da sau khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời sau vài giờ đồng hồ. Cùng Jenacare tìm hiểu các phương pháp làm dịu và bảo vệ da khi bị cháy nắng.

Da bị cháy nắng có những dấu hiệu nào?

Da bị cháy nắng là một phản ứng viêm đối với tổn thương bức xạ cực tím (UV) đối với các lớp ngoài cùng hay còn gọi là thượng bì của da. Quá trình tổn thương này làm ảnh hưởng đến melanin – một sắc tố mang lại màu sắc cho làn da của bạn và bảo vệ nó khỏi tia nắng mặt trời.

Melanin hoạt động bằng cách sản sinh các hắc sắc tố làm sẫm màu da, khi làn da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp mà không có sự bảo vệ. Lượng melanin này, cốt lõi được cơ thể của từng người sản xuất, do đó chúng sẽ được quyết định bởi yếu tố di truyền. Đây là nguyên nhân có một số trường hợp bị cháy nắng, số còn lại chỉ bị rám nắng. Cả hai hiện tượng này đều là dấu hiệu tổn thương các tế bào cho da.

Đối với những người da sáng màu, đồng nghĩa với việc có ít sắc tố melanin. Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài mà không được bảo vệ có thể khiến các tế bào da trở nên đỏ, sưng và đau, tình trạng này được gọi là cháy nắng.

Da bị cháy nắng do các tia cực tím

Da bị cháy nắng do các tia cực tím

Dưới đây là một số những dấu hiệu khi da bị cháy nắng bạn nên biết:

  • Da bị viêm, trông có màu hồng, đỏ và đỏ sậm trên làn da sáng và có thể hơi khó để nhìn thấy hơn trên làn da sẫm màu
  • Nhiệt độ trên da ấm hoặc nóng hơn so với các vùng da khác
  • Đau và ngứa râm rang quanh vùng bị cháy
  • Sưng tấy
  • Xuất hiện các mụn nước nhỏ, phồng rộp và có thể bị vỡ bất kỳ lúc nào
  • Nhức đầu, sốt, buồn nôn và mệt mỏi (trường hợp nghiêm trọng

Mụn nước nhỏ và sưng tấy

Mụn nước nhỏ và sưng tấy

Ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể khi bị hở ra như: da đầu, môi, chóp mũi… đều có thể bị bỏng. Ngay cả những khu vực được che phủ cũng có thể bị cháy nắng, như quần áo có vải dệt mỏng, kết cấu lỏng lẻo,… khiến do tia cực tím (UV) đi xuyên qua.

Bạn nên lưu ý, các triệu chứng cháy nắng có thể xuất hiện trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Ngoài các triệu chứng phổ thông được liệt kê trên, thì khi mắc các triệu chứng được liệt kê bên dưới bạn nên đến gặp bác sĩ hoặc bệnh viện viện gần nhất để thăm khám:

  • Mụn nước phát triển lớn hơn
  • Khu vực bị cháy nắng bị sưng lên và gây đau
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng
  • Sốt cao kèm nôn mửa
  • Dễ chóng mặt và ngất xỉu

Nguyên nhân khiến da bị cháy nắng?

Da bị cháy nắng do tiếp xúc với quá nhiều các tia cực tím (UVs). Tia UV có thể đến từ ánh nắng mặt trời tự nhiên hoặc nguồn UV nhân tạo, như đèn chiếu nắng và giường tắm nắng. Trong đó, tia UVA là bước sóng ánh sáng có thể thâm nhập sâu vào các lớp da dẫn đến việc da bị tổn thương theo thời gian. Tia UVB là bước sóng ánh sáng thâm nhập vào da không sâu và điều này dẫn đến hiện tự cháy nắng.

Ánh sáng từ tia cực tím từ lâu, được biết là nguyên nhân làm hỏng các tế bào da. Hệ thống miễn dịch sẽ dồn máu đến khu vực bị ảnh hưởng bởi tác động xấu từ tác nhân bên ngoài, khiến da chuyển màu, bị viêm đỏ. Ngoài tác nhân chính từ ánh sáng mặt trời, các yếu tố khác cũng mang đến rủi ro dễ khiến da cháy nắng, gồm các yếu tố như sau:

  • Có làn da trắng và mái tóc đỏ
  • Có tiền sử bị cháy nắng
  • Sinh sống hoặc lưu trú tạm thời ở một nơi đầy nắng, nhiệt độ cao
  • Làm việc ngoài trời
  • Bơi hoặc sử dụng dầu dưỡng trên da mà không che chắn. Khi da ướt, da sẽ có xu hướng dễ cháy nắng nhiều hơn khi da khô
  • Thường xuyên để da tiếp xúc trần với tia UA của ánh sáng mặt trời hoặc đèn nhân tạo giường, đèn tắm nắng.
  • Tác dụng phụ của thuốc cũng sẽ khiến da nhạy cảm hơn với ánh sáng

Top 5+ cách làm dịu da và bảo vệ da khi bị cháy nắng

Cách làm dịu da

Hạ nhiệt cho da

Chườm lạnh để hạ nhiệt

Chườm lạnh để hạ nhiệt

Khi làn da bắt đầu có dấu hiệu bị cháy nắng, nếu đang ở gần một nguồn nước, bể bơi, biển…bạn hãy ngâm mình thật nhanh vào nước để vùng bị cháy nắng được làm mát tức thời. Với cách làm dịu này được bác sĩ khuyên chỉ nên thực hiện nhanh trong một vài giây đến một vài phút. Sau đó che chắn lại vết thương khỏi ánh nắng mặt trời và tiếp tục dùng gạc lạnh để chườm mát.

Nếu không có những thứ trên, bạn có thể dùng nước đá để chườm lạnh và tuyệt đối không nên chườm đá trực tiếp lên vết cháy nắng vì ngoài nguyên nhân da bị cháy nắng, chườm lạnh trực tiếp cũng sẽ khiến cho da bị bỏng lạnh. Hoặc nếu tắm dưới nước mát hãy hạn chế nhất có thể việc sử dụng xà bông có tính tẩy rửa mạnh.

Dưỡng ẩm da

Dưỡng ẩm cho vùng da bị cháy nắng là một phương pháp tạm thời để da không bỏng rát và gây đau. Khi da còn ẩm, bạn hãy sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ chứa nhiều thành phần lành tính để bôi lên vùng da đang gặp tình trạng cháy nắng. Những sản phẩm có thành phần bao gồm: gốc dầu, paraben, hoặc gốc acid đều không nên sử dụng để tránh tình trạng da bị kích ứng nghiêm trọng.

Bôi thuốc

Thông thường, để an toàn cho vùng da bị cháy nắng, những loại hoạt chất kháng viêm không chứa các chất gây kích ứng và steroid (NSAID) như: ibuprofen, naproxen hoặc aspirin khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên trên da khi bi cháy nắng để giảm bớt sự khó chịu và hạn chế tình trạng viêm nhiễm.

Theo nghiên cứu của viện Ung Thư Da tại Lubbock, Texas, Hoa Kỳ. Bạn có thể dùng kem có chứa cortisone 1% – hoạt chất chống viêm nhiễm, giảm sưng, giảm đau cho da mà không cần kê đơn chỉ trong vài ngày để giúp làm dịu và sưng tấy trên da.

Một loại hoạt chất có trong tự nhiên phytosterol – từ cây nha đam cũng có thể làm dịu vết bỏng nhẹ và phục hồi da tức thời. Bạn nên lưu ý, nên chống nắng cho vùng da bị cháy và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời nhất có thể để vết thương hồi phục tốt hơn.

Uống nhiều nước và khoáng

Khi bị bỏng, vết bỏng sẽ hút các chất lỏng trên bề mặt da để tích tụ lại trong bóng nước của mình. Do vậy, cơ thể lúc ấy sẽ mất một lượng nước khá lớn. Để làn da được nhanh chóng hồi phục, bạn nên bù nước bằng cách uống thật nhiều nước lọc hoặc dùng các loại đồ uống chứa khoáng và điện giải để cơ thể được tiếp nhận nhiều nước nhất có thể.

Bù nước, điện giải và khoáng cho cơ thể

Bù nước, điện giải và khoáng cho cơ thể

Cách bảo vệ da

Chống nắng

Sử dụng son dưỡng môi chống nước, phổ rộng và kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30, ngay cả trong những ngày nhiều mây. Các sản phẩm phổ rộng giúp bảo vệ chống lại tia cực tím A (UVA) và tia cực tím B (UVB) chỉ chặn được 97% các loại tia cực tím và không có loại kem chống nắng nắng nào có thể ngăn chặn hoàn toàn tia cực tím chiếu vào da. Nên các bạn cũng không nên quá chủ quan mà không che chắn khi hoạt động ngoài trời.

Bôi kem chống nắng cho da

Bôi kem chống nắng cho da

Khoảng 30 phút trước khi ra ngoài, hãy thoa đều kem chống nắng lên vùng da sạch và khô. Sử dụng ít nhất 2 chấm lớn kem chống nắng để che phủ tất cả các bề mặt của vùng da tiếp xúc, ngoại trừ mí mắt. Nếu bạn đang sử dụng kem chống nắng dạng xịt, hãy xịt vào tay rồi xoa lên da. Điều này giúp tránh tình trạng hít phải sản phẩm.

Thoa lại kem chống nắng sau mỗi hai giờ – hoặc thường xuyên hơn nếu bạn đang bơi hoặc đổ mồ hôi. Nếu bạn đang trang điểm và muốn thoa lại kem chống nắng mà không phải trang điểm lại toàn bộ khuôn mặt, một lựa chọn là sử dụng phấn phủ có SPF trên lớp trang điểm. Và một điều đáng lưu ý nhất khi dùng kem chống nắng cho da chính là xem hạn sử dụng kem chống nắng trên vỏ bao bì để thay sản phẩm mới và tránh tình trạng kích ứng da.

>>> Khám phá: Các loại kem chống nắng tích hợp che khuyết điểm siêu xịn sò

Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều mỗi ngày, tia cực tím hoạt động mạnh nhất. Do vậy khi cần hoạt động ngoài trời hãy tìm bóng râm hoặcc che chắn thật kỹ lưỡng để tránh trường hợp da bị cháy nắng sau khi hoạt động quá nhiều bên ngoài.

Che chắn thật kỹ khi ra ngoài

Che chắn thật kỹ khi ra ngoài

Che chắn khi ra ngoài

Khi hoạt động ngoài trời, bạn nên sử dụng các vật dụng như áo khoác, ô hoặc mũ rộng vành để bảo vệ cơ thể và làn da ngoài lớp bảo vệ phổ rộng từ kem chống nắng. Sử dụng các loại quần áo có màu tươi sáng và lớp vải dệt chắc chắn sẽ giúp bạn bảo vệ da tốt hơn.

Kết

Da bị cháy nắng là một tình trạng da liễu phổ biến khi cơ thể hoạt động và tiếp xúc trực tiếp ở ngoài trời. Qua bài viết trên, Jenacare hy vọng bạn đọc sẽ tìm hiểu và áp dụng các phương pháp đọc gợi ý trên để nhanh chóng làm dịu và bảo vệ làn da bị cháy nắng.

>>> Kem chống nắng cho da dầu mụn thường có thành phần lành tính nào?

Về tác giả

Lê Hồng Ngân

Viết bình luận

Các nội dung liên quan