Cách nặn mụn đầu đen an toàn và hiệu quả

Cách nặn mụn đầu đen an toàn và hiệu quả

Mụn đầu đen là cơn ác mộng của nhiều người bởi chúng khiến làn da ở mặt, lưng, ngực, cổ,… kém tươi tắn, mịn màng. Không chỉ vậy, mụn đầu đen còn dễ biến chứng thành mụn nang hoặc mụn mủ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vẻ đẹp của làn da. Vì vậy, bạn cần biết nguyên nhân vì sao gây nên mụn cũng như các cách nặn mụn đầu đen an toàn và hiệu quả nhất để mụn không gây biến chứng nặng hơn. Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Vì sao mụn đầu đen được tạo thành?

Mụn đầu đen xuất hiện khi các nang lông trên da bị tắc nghẽn. Cơ chế hình thành mụn đầu đen là do tuyến bã nhờn trên da hoạt động quá mức nhưng không thể thoát ra khỏi bề mặt da do bị bít tắc bởi bụi bẩn, tế bào chết hay mỹ phẩm trang điểm và vi khuẩn. Khi nốt mụn trong lỗ chân lông được tiếp xúc với không khí sẽ xảy ra tình trạng oxy hóa và nhân mụn chuyển sang màu đen.

Mụn đầu đen thường có kích thước nhỏ khoảng 1mm, có nhân mụn màu đen nhô lên trên bề mặt da. Mụn đầu đen thường không gây đau nhức hay sưng đỏ như mụn bọc nhưng nếu bạn nặn mụn đầu đen không đúng cách, chúng có thể trở nên tồi tệ hơn, gây viêm và biến thành nốt sần hoặc mụn mủ.

Mụn đầu đen tuy nhỏ nhưng việc chúng xuất hiện quá nhiều đôi khi sẽ ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ gương mặt. Trên thực tế, mụn đầu đen không chỉ xuất hiện nhiều quanh vùng mũi mà còn có thể thấy ở lưng, ngực, cổ vai hoặc cánh tay. Về cơ bản, làn da của chúng ta đều có lỗ chân lông ở khắp mọi nơi nên mụn đầu đen có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, ở bất kỳ loại da nào.

Mụn đầu đen hình thành như thế nào

Mụn đầu đen hình thành như thế nào

Nguyên nhân gây ra mụn đầu đen

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hình thành mụn đầu đen, tuy nhiên một số nguyên nhân mà Jenacare đưa ra dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất và cần khắc phục để hạn chế sự xuất hiện của mụn đầu đen.

1. Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức

Bã nhờn là một cơ chế bảo vệ da tự nhiên, do các nang lông tiết ra giúp da thêm mềm mịn, không thấm nước và hạn chế được các vi khuẩn xâm nhập gây hại cho da. Tuy nhiên đối với một số loại da, đặc biệt là da dầu thì tuyến bã nhờn lại hoạt động quá mức, xuất phát từ sự mất cân bằng lượng hóc-môn Androgens trong cơ thể, từ đó bã nhờn xuất hiện nhiều hơn bình thường. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì lượng bã nhờn dư thừa sẽ kết hợp cùng với các chất bẩn, vi khuẩn trong lỗ chân lông và tế bào chết làm bít tắc lỗ chân lông. Lâu dần khi những yếu tố này tiếp xúc với không khí sẽ bị oxy hóa, dần trở nên khô cứng và hình thành nên mụn đầu đen.

2. Ăn uống không lành mạnh

Chế độ ăn uống không lành mạnh, thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm ngọt, dầu mỡ hoặc chế biến sẵn, là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng hoạt động mạnh của tuyến bã nhờn. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã chứng minh các thực phẩm chứa nhiều carbohydrate (carb) và các sản phẩm từ sữa cũng là một nguyên nhân khiến mụn đầu đen xuất hiện nhiều.

Tại Trung tâm Y tế Đại học George Washington (Mỹ) đã thực hiện một nghiên cứu và cho thấy, sữa bò cùng các chế phẩm từ sữa có khả năng đẩy mạnh tình trạng sản sinh mụn trên da của một số người. Nguyên nhân của vấn đề này đến từ hóc-môn kích thích tăng trưởng có trong sữa sẽ tác động đến lượng hóc-môn Androgen có trong cơ thể, từ đó kích thích sản sinh nhiều dầu nhờn hơn và hình thành mụn.

Những nguyên nhân gây nên mụn đầu đen

Những nguyên nhân gây nên mụn đầu đen

3. Cơ thể bị thiếu nước

Cơ thể khi không được cung cấp đủ nước thường xuyên sẽ bị giảm khả năng đào thải các chất độc và bã nhờn. Những độc tố trong cơ thể sẽ tích tụ trên bề mặt da, kết hợp với dầu nhờn, chất bẩn và tế bào chết tạo ra mụn đầu đen.

4. Lối sống không khoa học

Ngủ trễ, ăn uống không đúng và đủ buổi, mất ngủ, ngủ không đủ giấc,… là những nguyên nhân gây nên tình trạng mất cân bằng nội tiết tố. Sự rối loạn nội tiết tố trong cơ thể sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn từ đó sinh ra nhiều loại mụn trong đó có cả mụn đầu đen.

5. Tự ý dùng thuốc khi chưa được tư vấn

Sử dụng Lithium, Corticoid; thuốc tránh thai, hay một số loại thuốc khác có tác dụng thay đổi nội tiết tố hoặc ảnh hưởng đến cơ thể mà không có sự tư vấn của bác sĩ sẽ khiến cơ thể bị mất cân bằng, tuyến bã nhờn tiết nhiều hơn, lâu ngày sẽ hình thành nên mụn đầu đen.

Cách nặn mụn đầu đen tại nhà

Việc nặn mụn đầu đen không đúng cách sẽ có nguy cơ cao khiến vi khuẩn lây lan sang các vùng da khác, làm cho mụn xuất hiện càng nhiều hơn, và dễ để lại sẹo trên da. Do đó, trước khi tiến hành nặn mụn đầu đen, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng để không làm tổn thương da trong quá trình nặn, đồng thời cũng phải chuẩn bị những dụng cụ đã được làm sạch và sát trùng phù hợp.

Jenacare chia sẻ cách nặn mụn đầu đen tại nhà an toàn và hiệu quả như sau.

1. Xác định mụn đầu đen

Trước khi nặn mụn, bạn cần xác định những chấm đen trên sống mũi hoặc hai bên má có phải là mụn đầu đen, hay chúng chỉ đơn giản là sợi bã nhờn bị tích tụ lại do không vệ sinh da mặt và lỗ chân lông.

Trong trường hợp những đốm đen chỉ là sợi bã nhờn, việc cố ý nặn sẽ dễ gây tổn thương cho da, thậm chí là gây viêm và nhiễm trùng. Còn nếu là mụn đầu đen, bạn cần xác định xem chúng đã có nhân nổi lên, màu đen và đã cứng hay chưa, điều này cho thấy chúng đã già và đây là lúc cần phải nặn mụn. Hơn nữa, bạn cùng để lâu thì mụn đầu đen xuất hiện càng nhiều, khiến lỗ chân lông giãn nở và da trở nên sần sùi, mất thẩm mỹ. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý rằng, khi các sợi bã nhờn không được vệ sinh đúng cách, lâu dần cũng tích tụ bụi bẩn và trở thành mụn đầu đen, lúc này, mụn càng nhiều mụn hơn.

Cần phân biệt sợi bã nhờn và mụn đầu đen để có cách nặn đúng

Cần phân biệt sợi bã nhờn và mụn đầu đen để có cách nặn đúng

2. Xông hơi mặt hoặc rửa mặt bằng nước ấm

Trước khi tiến hành nặn mụn, bạn cần xông hơi hoặc rửa mặt với nước ấm. Mục đích của việc này là hơi nước ấm sẽ giúp làm giãn nở lỗ chân lông trên mặt hoặc vùng da bị mụn đầu đen và cũng làm da mềm mại hơn. Từ đó khiến cho việc nặn mụn dễ dàng hơn.

3. Khử trùng tay và dụng cụ nặn mụn

Trước khi nặn mụn đầu đen trên mũi hay bất cứ đâu, bạn nên rửa sạch tay và sát trùng thật sạch dụng cụ nặn mụn bởi vì đây là công việc cực kỳ quan trọng. Trong điều kiện không đảm bảo vô trùng, vi khuẩn có thể lây lan đến lớp biểu bì và gây nhiễm trùng da nếu bạn không rửa tay và khử trùng dụng cụ đúng cách. Vậy nên, biện pháp tốt nhất là làm sạch và khử trùng dụng cụ qua nước sôi để tiêu diệt vi khuẩn rồi hãy tiến hành lấy mụn. Ngoài ra, khi thực hiện các thao tác tự nặn mụn, bạn cũng nên đeo găng tay y tế để hạn chế chạm vào các vết mụn bằng tay trần.

Trước khi lấy mụn, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ cơ bản như sau:

  • Cây lấy mụn chuyên dụng dành cho từng loại mụn khác nhau
  • Bông gòn hoặc bông gạc để bôi thuốc sát trùng
  • Găng tay y tế để đảm bảo sạch khuẩn trong suốt quá trình lấy mụn.

4. Tiến hành nặn mụn

Trước khi nặn mụn bạn có thể chọn đeo găng tay hoặc không nhưng hãy dùng thêm khăn giấy hoặc bông gạc sạch để chặn giữa tay và mụn, và hãy nhớ kỹ là bạn không nên ấn trực tiếp vào mụn. Sau đó khi bắt đầu nặn mụn, hãy dùng ngón tay massage xung quanh lỗ mụn để mụn dễ bị đẩy ra hơn.

Bước quan trọng trong suốt quá trình nặn mụn là phải dùng đến cây nặn mụn chuyên dụng. Để nặn mụn bạn cần dùng cây nặn mụn hoặc hai ngón tay bóp nhẹ và ép hai bên đầu mụn. Nếu gặp mụn đầu đen cứng đầu, bạn có thể dùng lực từ bất kỳ góc độ nào bạn thích, nhưng đừng ấn quá mạnh sẽ làm tổn thương vùng da xung quanh mụn.

Một điều cần lưu ý đó là, khi nặn mụn đầu đen thì cần phải nặn sạch cả gốc lẫn rễ, nghĩa là bạn phải đẩy hết nhân mụn đầu đen ra ngoài lỗ chân lông. Nếu không loại bỏ được sạch sẽ thì bạn phải đợi đến lúc da lành lại rồi mới thử lại.

Cách nặn mụn đầu đen đúng cách

Cách nặn mụn đầu đen đúng cách

5. Chăm sóc da sau khi nặn

Sau khi nặn mụn đầu đen thì đây là bước quan trọng nhất để đảm bảo mụn sẽ không tái phát cũng như những vấn đề có thể gây tổn thương và nhiễm trùng da. Bạn cần sát trùng vùng da vừa nặn bằng cồn y tế, bước này sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại và lấy đi vụn da chết còn lại trong lỗ chân lông.

Lỗ chân lông của bạn sẽ nhỏ lại vì nhân mụn đầu đen đã được lấy đi. Bạn nên dùng toner có chiết xuất từ cây phỉ lên vùng da vừa được nặn. Trong chiết xuất cây phỉ có chứa Tanin, đây là chất sẽ bảo vệ da, tăng khả năng tự phục hồi cho vùng da vừa nặn mụn và làm sạch lỗ chân lông. Điều này sẽ giúp làm sạch da thêm một lần nữa, thu nhỏ lỗ chân lông và ngăn ngừa mụn tái phát.

Một lưu ý khác đó là tránh chạm tay trực tiếp vào vùng da vừa nặn. Bụi bẩn hoặc chất kích thích da khác như cồn, hydrogen peroxide (nước oxy già) đều có khả năng dẫn đến việc da bị tổn thương hoặc làm tình trang da nặng hơn.

Cách ngăn ngừa mụn đầu đen hình thành

Việc chủ động ngừa mụn đầu đen sẽ giúp cho da của bạn sạch và khỏe hơn, và bạn cũng không cần phải quá lo lắng về việc chúng xuất hiện lại nữa. Tuy nhiên, tùy theo từng loại da sẽ có cách ngăn ngừa khác nhau, bạn có thể tham khảo cách chăm sóc mà Jenacare chia sẻ bên dưới dành cho một số loại da phổ biến.

1. Da nhạy cảm hoặc da khô

Da khô có tính chất khô ráp và sần sùi, nếu nặng hơn còn có thể bị nứt nẻ và căng rát. Nguyên nhân của tình trạng da này là do tuyến bã nhờn hoạt động không hiệu quả, sẽ làm giảm đi lượng dầu tự nhiên trên mặt và lượng ẩm trong các lớp da gây nên hiện tượng khô da.

Khác với da khô thì da nhạy cảm thì rất khó chăm chăm sóc, vì nó có thể bị gây kích ứng bởi nhiều yếu tố như đồ ăn, mỹ phẩm, thậm chí với cả môi trường.

Với hai loại da “khó tính” này, bạn nên thường xuyên tẩy da chết nhẹ nhàng bằng sản phẩm tẩy tế bào chết. Da chết có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và khiến mụn đầu đen phát triển.

Ngoài ra, bạn cũng nên dưỡng ẩm cho da bằng kem dưỡng ẩm không chứa cồn và hương liệu mỹ phẩm. Quan trọng hơn, bạn nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày để có ngay làn da khỏe mạnh và mịn màng hơn.

Cuối cùng, bạn nên tẩy trang đúng cách trước khi đi ngủ. Bạn có thể sử dụng nước tẩy trang micellar hoặc nước tẩy trang chiết xuất dưa chuột để giữ ẩm cho da trong khi làm sạch.

2. Da dầu

Đặc trưng của da dầu là có bề ngoài sáng bóng với lỗ chân lông khá lớn. Những làn da với các biểu hiện này thường gặp các vấn đề như tắc lỗ chân lông, xuất hiện nhiều mụn viêm, mụn đầu đen. Nguyên nhân chính dẫn đến làn da nhiều dầu đến từ việc da sản sinh nhiều dầu nhờn cần thiết, cộng với việc cơ thể bị tác động bởi các hóc-môn Androgen.

Trong trường hợp của da dầu thì mặt nạ đất sét sẽ phát huy tác dụng tốt nhất, đặc biệt là đất sét bentonite, rất tốt để hấp thụ dầu thừa và làm sạch da. Người có làn da dầu nên sử dụng mặt nạ đất sét 2-3 lần/tuần để giảm nhờn và ngăn ngừa mụn đầu đen hiệu quả.

Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa Axit Salicylic (BHA) hoặc Benzoyl Peroxide (BP). Axit Salicylic với đặc tính tan trong dầu có thể giảm tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông, loại bỏ cặn bã nhờn; trong khi đó, Benzoyl Peroxide được xem là một chất có thể tạo ra môi trường kỵ khí tiêu diệt các vi khuẩn gây mụn sau khi được bôi lên da, từ đó làm chậm và tiêu tan các vết mụn nhanh hơn.

Cơ chế hoạt động của Benzoyl Peroxide

Cơ chế hoạt động của Benzoyl Peroxide

Cơ chế hoạt động của BHA

Cơ chế hoạt động của BHA

Tổng kết

Cho dù biết cách nặn mụn đầu đen thì bạn cũng không nên tự nặn mụn bởi vì có thể sẽ để lại những hậu quả mà bạn không lường trước được. Trong trường hợp bạn muốn điều trị dứt điểm tình trạng mụn thì nên đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn liệu trình điều trị, bởi mỗi loại da, mỗi cơ địa sẽ có những tình trạng mụn khác nhau và từ đó sẽ có cách điều trị tương ứng.

Về tác giả

Nguyen Vu

Viết bình luận

Các nội dung liên quan