Kem chống nắng được xem như là lá chắn bảo vệ làn da khỏi tia UV. Sau đây là những thông tin để bạn hiểu hơn về làn da và cách chọn kem chống nắng phù hợp.
Bật mí cách chọn kem chống nắng cho da mặt
Table of Contents
Ánh nắng mặt trời mang đến tác hại cho làn da như thế nào?
Việt Nam nằm ở vị trí có cường độ ánh sáng mặt trời mạnh do đó cường độ tia UV cũng cao. Mặt trời tỏa ra ba loại tia cực tím gồm: UVA, UVB và UVC.
Tia cực tím A (UVA):
-
- Hầu hết tia cực tím (98,7%) chiếu tới chúng ta trên bề mặt trái đất thuộc loại UVA và bị ảnh hưởng bởi tầng ozone
- Sự phai màu của sơn và thuốc nhuộm.
- UVA khiến da bị lão hóa sớm.
- UVA gây ung thư da được gọi là khối u ác tính.
Tia cực tím B (UVB):
-
- 1,3% tia cực tím đến bề mặt trái đất và bị ảnh hưởng nhiều bởi tầng ozone.
- Những tia này chịu trách nhiệm cho cháy nắng và rám nắng.
- Để sản xuất vitamin D, bước sóng 270-300 nm được kích thích.
Tia cực tím C (UVC):
-
- Tia UVC không chạm tới bề mặt trái đất vì hầu hết chúng được hấp thụ bởi nitơ, oxy và ozon trong khí quyển, phần còn lại bị tán xạ.
- UVC gây ra các tổn thương trên da.
Cách chọn kem chống nắng chị em nên biết
Thông thường kem chống nắng được chia làm hai loại phổ biến : kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hoá học.
Cách chọn kem chống nắng dựa vào phân loại
Kem chống nắng vật lý (sunblock)
Cơ cấu hoạt động: Khi sử dụng lên da sẽ tạo ra một lớp màng có công dụng ngăn chặn và phát tán tia UV, ngăn chặn không cho chúng xuyên qua da.
Thành phần chính gồm: zinc oxide, titanium dioxide.
Ưu điểm:
- Có tác dụng tức thì sau khi thoa lên bề mặt da.
- Lành tính, ít gây kích ứng, với khả năng làm dịu tốt phù hợp với cả làn da nhạy cảm.
- Bảo vệ da bền vững dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.
Nhược điểm:
- Chất kem dày đặc dễ gây bí da, bít tắc lỗ chân lông dẫn đến nguy cơ làn da bị nổi mụn. Khi lỗ chân lông bị bị tắc nghẽn, da sẽ tiết dầu thừa nhiều hơn khiến da mặt bị bóng nhờn, bết rít.
- Không có khả năng chống nước vì vậy nếu da tiết ra nhiều mồ hôi hoặc tiếp xúc với nước thì kem chống nắng sẽ bị trôi.
- Khá mất thẩm mỹ vì lớp kem chỉ nằm trên bề mặt khó tiệp vào da.
Kem chống nắng hoá học (sunscreen)
Cơ cấu hoạt động: Là loại kem chống nắng điều chế từ các thành phần hoá học nhằm tạo ra một lớp màng hấp thụ ánh nắng mặt trời và phân huỷ chúng trước khi gây tổn hại đến làn da.
Thành phần chính gồm: avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone…
Ưu điểm:
- Có kết cấu mỏng, nhẹ giúp thẩm thấu nhanh vào da.
- Không gây bóng nhờn vì vậy ít bít tắc lỗ chân lông
- Tiệp màu da, thuận tiện cho sử dụng hằng ngày hoặc dùng làm kem lót khi trang điểm
Nhược điểm:
- Cần thời gian để da hấp thụ kem chống nắng sau khi sử dụng
- Các thành phần hoá học dễ gây kích ứng đối với làn da nhạy cảm, tuỳ thuộc vào chỉ số SPF cao thấp trong mỗi sản phẩm, độ kích ứng sẽ tương đương.
- Không bền vững lâu dài khi tiếp xúc với ánh nắng vì vậy phải thoa lại sau 2 – 3 tiếng.
Kem chống nắng quang phổ rộng
Chọn kem chống nắng quang phổ rộng
Một sản phẩm kem chống nắng gắn nhãn “phổ rộng” phải qua các bước kiểm tra nhất định, những dòng phổ rộng này đem lại hiệu quả tối ưu là chống lại cả hai tia UVA và UVB. Chỉ số SPF và PA trên bao bì sản phẩm là dấu hiệu nhận biết chúng có phải là kem chống nắng quang phổ rộng hay không.
- SPF đo lường khả năng chống tia UVB:
- Thấp nhất là 15
- Cao nhất là 100
- Chỉ số SPF càng cao sẽ hạn chế tác hại của tia UVB tương ứng.
- PA thể hiện khả năng chống tia UVA
- Biểu hiện qua dấu “+”
- Chỉ số PA càng cao sẽ bảo vệ da khỏi tia UVA hiệu quả hơn.
Việc lựa chọn loại kem chống nắng để đồng hành mỗi ngày tùy thuộc vào thời gian tiếp xúc với ánh nắng và từng loại da khác nhau. Vì vậy phải xem tình trạng da mặt mỗi người, nếu da bạn đang có vấn đề về mụn, sưng đỏ, nhạy cảm thì tốt nhất nên dùng loại có chỉ số SPF thấp để đảm bảo không gây kích ứng cho làn da. Với kem chống nắng có SPF từ 60 đến 100 sẽ phù hợp hơn với trường hợp da đang điều trị nám hoặc dị ứng ánh nắng.
Chọn lọc nhãn hiệu bản thân yêu thích và phù hợp
Cách chọn kem chống nắng phù hợp
Hãy tìm hiểu và chọn cho mình một “người bạn” yêu thích nhất để khi sử dụng không bị kích ứng bởi thành phần hoặc độ bóng nhờn, vì mỗi nhãn hiệu sẽ có loại kem chống nắng riêng biệt. Nếu bạn đã ưng ý với sản phẩm nào chỉ cần trung thành dùng loại ấy, không cần phải trải nghiệm nhiều những loại kem khác.
Dựa vào loại da để chọn kem chống nắng thích hợp
Muốn tìm được kem chống nắng “chân ái” cho mình, bạn phải mất nhiều thời gian cho việc tìm hiểu và trải nghiệm, sau đó loại bỏ những sản phẩm không phù hợp với da. Để rút ngắn công đoạn đó, bạn phải hiểu rõ làn da mình thông qua việc tìm đến bác sĩ da liễu để nghe tư vấn về da mặt hiện tại.
Sau khi nắm rõ tình trạng da và những lời khuyên giúp ích cho việc chọn sản phẩm, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy thông tin và công dụng trên bao bì từng sản phẩm, xem những đánh giá của người tiêu dùng mà chọn lọc cho mình một loại kem chống nắng phù hợp.
Mong rằng với cách chọn kem chống nắng mà Jenacare đã bật mí trên sẽ giúp bạn chọn được một “chiến thần” chống nắng hợp với làn da của mình.