Tình trạng rạn da mông phải được xử lý như thế nào?

Tình trạng rạn da mông phải được xử lý như thế nào?

Tình trạng rạn da mông phải được xử lý như thế nào?

Rạn da là một loại khuyết điểm da gây nên cảm giác tự ti cho chị em, đặc biệt là tình trạng rạn da mông. Bài viết này sẽ đưa ra những gợi ý để xử lý tình trạng rạn da này, hãy cùng theo dõi nhé.

1. Rạn da là như thế nào?

Tình trạng rạn da được xem như là một dạng sẹo, được hình thành khi những sợi da bị co giãn nhanh chóng, làm đứt gãy các liên kết Collagen và Elastin – Có công dụng nâng đỡ và săn chắc làn da. Tình trạng rạn da thường xảy ra ở các vị trí như: cánh tay, bụng, hông lưng, mông, ngực. Rạn da không hề tự biến mất nhưng đã có những biện pháp giúp làm mờ những vết rạn da.

Rạn da mông là tình trạng vùng mông bị xuất hiện những vết lõm và các đường sọc có hình răng cưa.

2. Những nguyên nhân tạo nên vết rạn da mông

Sau đây, Jenacare sẽ đưa ra một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rạn da mông để chị em có thể tham khảo nhé.

Mang thai

Khi mang thai đến tháng thứ 4 của thai kỳ, chị em thường sẽ bị những vết rạn ở vùng ngực, bụng, mông và đùi. Bởi vì trong thời gian này, những vị trí này sẽ bị tăng kích thước rất nhanh, làm cho làn da không thích nghi kịp. Từ đó, những liên kết Collagen và Elastin dần bị phá vỡ, bị kéo dãn ra và dần hình thành những vết rạn. Chị em khi mang thai hầu như sẽ không thể tránh khỏi tình trạng bị rạn da ở những vùng trên.

>> Xem thêm: Cách trị rạn da cho bà bầu bạn nên biết

Những nguyên nhân có thể khiến vết rạn da xuất hiện

Tăng cân đột ngột

Tình trạng tăng cân đột ngột cũng sẽ giống như khi mang thai, sự gia tăng trọng lượng quá nhanh sẽ làm cho các vùng da của cơ thể bị kéo căng. Đặc biệt là vùng bụng, mông, hông, đùi và lưng sẽ thường dễ xuất hiện vết rạn do tăng cân nhất. Những vết rạn da này vẫn sẽ không tự biến mất cho dù bạn đã giảm cân.

Dậy thì

Ở độ tuổi dậy thì, cơ thể của cả hai giới đều sẽ có những phát triển nhanh chóng và đôi khi sẽ xuất hiện vết rạn da. Đối với nam thì sẽ xuất hiện ở vùng đùi, lưng, còn đối với nữ giới, những vết rạn sẽ xuất hiện ở vùng mông, đùi và ngực.

Do thuốc hoặc hóa chất

Khi sử dụng những loại thuốc hay hóa chất (thuốc lá hoặc lạm dụng những loại kem bôi ngoài da) sẽ có khả năng khiến cho da bị gián đoạn trong quá trình sản sinh thêm Collagen, từ đó làm mỏng cấu trúc liên kết da. Lâu ngày sẽ dần bị kéo dãn và hình thành những vết rạn da.

3. Những phương pháp điều trị rạn da mông hiệu quả

Tùy vào tình trạng của những vết rạn mà có thể chọn những phương pháp khác nhau. Rạn da cũng giống như những vết sẹo, chỉ có thể làm mờ dần chứ không thể điều trị vĩnh viễn được.

Sử dụng các loại thuốc bôi

Những loại thuốc bôi nên chứa Retinol, HA, Tretinoin

Retinol

Retinol là một trong những dẫn xuất tự nhiên của Vitamin A được sử dụng trong kem bôi giúp làm mờ các vết rạn. Thành phần Retinol sẽ kích thích tế bào da sản sinh thêm nhiều Collagen để bù đắp cho những cấu trúc đã bị phá vỡ, từ đó giúp làm giảm những vết rạn da. Bạn cũng có thể sử dụng Retinol để ngăn ngừa sự xuất hiện của vết rạn nếu bạn đang có những dấu hiệu hình thành của vết rạn da.

Retinol đôi khi sẽ gây nên tình trạng kích ứng da, vì vậy bạn cần có sự hướng dẫn của bác sĩ trước khi sử dụng, nếu bạn đang có thai hoặc cho con bú thì không nên dùng Retinol vì có khả năng sẽ gây hại đến em bé.

Hyaluronic Acid

Sự xuất hiện của những vết rạn là do Collagen và Elastin không được bổ sung và bị phá vỡ.

Và Hyaluronic Acid sẽ là “cứu tinh” tuyệt vời có công dụng dưỡng ẩm vượt trội và có khả năng chữa lành cho da. Hyaluronic Acid là một dạng Glycosaminoglycan tự nhiên, thường có trong những sản phẩm kem dưỡng, lotion, hay serum. Hyaluronic Acid khi được bổ sung thì sẽ trở thành một nguồn nuôi dưỡng lớp màng Collagen trên da, tăng độ liên kết của các Elastin. Từ đó, giúp tăng độ đàn hồi của da, săn chắc hơn và làm giảm đi tình trạng của những vết rạn da.

Tretinoin

Tretinoin cũng là một dạng dẫn xuất của Vitamin A giống với Retinol nhưng chỉ được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ bởi vì hoạt tính của Tretinoin mạnh hơn rất nhiều so với Retinol.

Tretinoin có cơ chế hoạt động tương tự như Retinol là đẩy nhanh quá trình tẩy da chết, kích thích sản sinh thêm Collagen và Elastin từ đó giảm đi những tình trạng rạn da đang mắc phải.

Điều trị bằng Laser

Phương pháp điều trị rạn da bằng laser

Phương pháp điều trị rạn da bằng Laser sẽ tác động đến những vùng da bị rạn bằng những ánh sáng có cường độ cao. Ánh sáng này sẽ thúc đẩy sản sinh Collagen trên vùng da bị rạn, từ đó có thể cải thiện tình trạng vết rạn da.

Liệu trình điều trị bằng phương pháp này thông thường kéo dài từ 30-45 phút mỗi buổi kéo dài 3-6 buổi tùy vào tình trạng da của mỗi người.

Phương pháp này đã được The American Society for Dermatologic Surgery (ASDS) khuyến nghị là phương pháp điều trị vết rạn da hiệu quả và an toàn.

Phương pháp điều trị rạn da mông bằng mài da vi điểm (Microdermabrasion)

Phương pháp này là một phương thức tẩy tế bào chết bằng cách dùng một thiết bị cầm tay để đưa một loại tinh thể lên da. Tinh thể này có khả năng lấy đi những tế bào chết, dầu nhờn thừa, vi khuẩn ở trên da để làm sạch lỗ chân lông. Bên cạnh đó, khi thiết bị này được sử dụng trên da, cũng sẽ kích thích sản sinh thêm nhiều Collagen – chất cần thiết để làm thuyên giảm tình trạng rạn da.

Phương pháp này sẽ không hề gây đau đớn, thời gian phục hồi da sẽ ngắn, và sẽ hạn chế được nhiều tác dụng phụ sau điều trị. Có thể cải thiện tình trạng da mụn, sẹo, tình trạng da, rạn da.

Radio Frequency

Phương pháp điều trị Radio Frequency sẽ sử dụng làn sóng điện từ để cung cấp năng lượng để thâm nhập vào sâu trong da (20mm) để làm điện cực của những phân tử nước trong tế bào da và mỡ thay đổi.

Các điện cực sau đó sẽ tạo lực hút đẩy liên tục để chúng có thể chuyển động với tốc độ cao và va đập vào các tế bào mỡ, tăng nhiệt độ của da, mô mỡ.

Lượng nhiệt được tạo ra sẽ làm cho những sợi Elastin bị dãn (làm cho da nhão, chảy xệ, xuất hiện rạn da) co lại tức thì, thúc đẩy sản sinh Elastin, Collagen mới ở những vùng da đó, để tăng độ săn chắc cho làn da, làm mờ vết rạn da.

Thông thường, một liệu trình điều trị theo phương pháp Radio Frequency cần khoảng 4-6 lần, mỗi lần sẽ cách nhau 1 tuần để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

Phương pháp Peel da sinh học

Peel da sẽ hỗ trợ cho quá trình điều trị rạn da mông

Peel da là một phương pháp làm đẹp, bằng cách dùng những hợp chất hóa học tác động lên bề mặt da để giúp da sáng mịn hơn. Có hai mức độ peel da: mức độ nhẹ sẽ tẩy những tế bào chết, giúp loại bỏ những vi khuẩn, bụi bẩn và làm sạch da, lỗ chân lông. Mức độ mạnh hơn sẽ được dùng để điều trị những vấn đề lão hóa, sắc tố da và vết sẹo, vết rạn.

Bằng cách sử dụng những chất hóa học mạnh như Axit Glycolic, Axit Salicylic, những chất này sẽ tác động vào sâu bên trong các mô liên kết da, tẩy được tế bào chết sau bên trong, thúc đẩy sản sinh Collagen giúp các vết rạn trở nên nhỏ hơn.

Phương pháp chỉ được xem là một cách hỗ trợ trong quá trình điều trị rạn da, và khá kén người để sử dụng phương pháp này nên cần có sự chỉ định của bác sĩ để có thể an toàn cho làn da.

Phương pháp tiêm máu giàu tiểu cầu (PRP)

Phương pháp này sẽ lấy khoảng 30ml máu của người cần điều trị, sau đó bằng công nghệ chiết xuất ly tâm, sẽ lấy được một lượng huyết tương giàu tiểu cầu được gọi là Platelet Rich Plasma (PRP). Sau đó lượng huyết tương này sẽ được tiêm lại vào vùng da cần được điều trị.

Cơ chế hoạt động của phương pháp này là dựa vào cơ chế phục hồi vết thương của tiểu cầu, khi cơ thể bị tổn thương thì tiểu cầu sẽ được đưa đến vùng da đó để thực hiện nhiệm vụ tái tạo làm lành vết thương. Với công nghệ này, lượng tiểu cầu sẽ được tăng mạnh và sau khi được đưa vào cơ thể sẽ giải phóng tất cả những yếu tố tăng trưởng để giúp tái tạo lại tế bào da, ngăn ngừa quá trình lão hóa.

Phương pháp này sẽ kích thích những tế bào da mới phát triển nhanh chóng để làm trẻ hóa làn da. Ngoài ra, phương pháp sẽ giải quyết những vấn đề như da sạm, mụn, rạn da, mờ bọng mắt,…

Sau phương pháp này cần chăm sóc làn da với một chế độ nghiêm túc, cẩn thận để không có những biến chứng sau khi điều trị.

4. Cách ngăn ngừa rạn da

Rạn da cũng có thể được ngăn ngừa

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhiều biện pháp khắc phục rạn da không thực sự hiệu quả, bao gồm bôi dầu hạnh nhân, bơ ca cao, dầu ô liu hoặc vitamin E. Những chất dưỡng ẩm tự nhiên này có thể giúp làm mềm da, nhưng hiệu quả của chúng trong việc điều trị và ngăn ngừa rạn da vẫn chưa được làm rõ.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa rạn da là duy trì cân nặng hợp lý, ngay cả khi mang thai. Một số sản phẩm có chứa rau má hoặc axit hyaluronic (xuất hiện tự nhiên trong da) có thể giúp ngăn ngừa vết rạn da. Chiết xuất tinh chất rau má sẽ giúp tăng cường các tế bào sản xuất collagen và xây dựng mô da.

Các sản phẩm điều trị rạn da có sẵn trong các cửa hàng hoặc trực tuyến có thể khá đắt tiền. Nếu bạn đã đầu tư rất nhiều thời gian và tiền bạc mà không thấy bất kỳ sự cải thiện nào, thì bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn về cách điều trị tình trạng rạn da của mình. Hầu hết các thủ thuật phòng khám đã được chứng minh là hiệu quả hơn các loại kem bôi, lotion, và gel. Bác sĩ da liễu của bạn cũng có thể giới thiệu các sản phẩm hoặc công nghệ mới có hiệu quả cao.

5. Một số lưu ý khi điều trị rạn da mông

Trong quá trình điều trị rạn da mông, chế độ nghỉ ngơi và ăn uống sẽ đóng một vai trò khá lớn nhằm có thể kiểm soát được cân nặng và tình trạng da của cơ thể để thuận lợi cho việc điều trị, Ngoài ra sẽ còn một số lưu ý khác:

  • Bổ sung Vitamin cần thiết cho cơ thể
  • Không dùng kem bôi có thành phần Corticosteroid vì sẽ có nguy cơ làm da thêm rạn.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để da được đủ ẩm và đủ độ đàn hồi.
  • Tâm lý thoải mái, không được trong tình trạng lo lắng căng thẳng quá mức.
  • Bổ sung Collagen cho cơ thể để củng cố cấu trúc da.
  • Thường xuyên tập thể dục để tăng cường độ săn chắc, sức khỏe và ngăn ngừa những tổn thương da.

Tổng kết

Trong bài viết trên, Jenacare đã cung cấp những gì mà bạn cần biết để có thể xử lý tình trạng rạn da mông. Tuy rạn da sẽ tồn tài vĩnh viễn, nhưng nếu chị em kiên trì sẽ có thể làm cho vết rạn đủ mờ để không còn phải nhìn thấy nữa.

Về tác giả

Phuoc Nguyen

Viết bình luận

Các nội dung liên quan