Công dụng của kem chống nắng dưới tác hại của bức xạ mặt trời

Công dụng của kem chống nắng dưới tác hại của bức xạ mặt trời

Kem chống nắng giúp bạn bảo vệ, chăm sóc làn da. Qua bài viết Jenacare sẽ giúp bạn hiểu về công dụng của kem chống nắng để chọn cho mình sản phẩm phù hợp.

1. Cơ chế hoạt động của kem chống nắng

Tùy theo loại kem chống nắng mà bạn sử dụng. Vài sản phẩm chống nắng tạo ra lớp màng chống nắng, trong khi vài thành phần khác hấp thụ tia UV thai vì phản xạ chúng.

Kem chống nắng khoáng hay vật lý chứa zinc oxide và titanium dioxide phản xạ và tán xạ tia UV, trong khi các thành phần như octyl methoxycinnamate (OMC), oxybenzone… trong kem chống nắng hóa học lại hấp thụ tia UV rồi phân giải chúng thành nhiệt.

Tuy nhiên cả hai loại đều mang lại khả năng bảo vệ tốt cho da bạn trước tác hại của ánh nắng mặt trời.

Ánh nắng trời gây nóng, mẩn đỏ và rát da

Ngoài ra, các hóa chất như retinoid (một dạng vitamin A) trong kem chống nắng còn có khả năng làm chậm quá trình lão hóa da, giúp giảm nguy cơ ung thư da hoặc sự phát triển của các tổn thương và các bệnh ngoài da khác, ung thư do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Ngoài ra, Zinc Oxide nói riêng đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả chống lại cả tia UVA và UVB. Ngày nay, một số thương hiệu sử dụng oxit kẽm trong các sản phẩm của họ để ngăn chặn các tác động có hại và tia UV. Tuy nhiên, không nên chọn kem chống nắng có chứa kẽm nano oxide do nguy cơ gây độc.

2. Công dụng của kem chống nắng

  • Ngăn tia UV: Kem chống nắng hạn chế tối đa mức độ tổn thương da, ngăn tia UV xuyên sâu vào da và giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về da như ung thư da.
  • Ngăn ngừa lão hóa da sớm: Kem chống nắng chứa nhiều thành phần giúp bảo vệ da khỏi lão hóa, ngăn ngừa nếp nhăn và đảm bảo làn da luôn tươi trẻ, trắng sáng, rạng rỡ.
  • Giảm nguy cơ bị cháy nắng: Kem chống nắng có thể ngăn ngừa da bị sạm đen, cháy nắng, giảm nguy cơ tạo hắc tố cho da.

Công dụng của kem chống nắng cho da mặt

  • Ngăn ngừa vết thâm: kem chống nắng có thể ngăn ngừa sạm da đốm, mụn, nám, tàn nhang – những thứ làm xấu làn da.
  • Hỗ trợ sức khỏe làn da: Kem chống nắng bảo vệ các protein quan trọng của da như collagen, keratin và elastin. Đây là những thành phần quan trọng để giữ cho làn da của bạn mịn màng và khỏe mạnh.
  • Sử dụng thay cho kem nền: Đôi khi kem chống nắng có thể đóng vai trò là kem nền 2 trong 1 – bảo vệ da khỏi cả tia UV và cũng như một lớp nền trước khi trang điểm.
  • Hỗ trợ đắc lực cho trang phục chống nắng giúp bảo vệ da khỏi tia UV.
  • Đa dạng: Hiện nay có rất nhiều loại kem chống nắng và nhiều dạng chống nắng khác nhau như xịt, que, lỏng…, tạo sự đang dạng khi lựa chọn kem chống nắng tùy theo loại và nhu cầu của da.

3. Cách sử dụng kem chống nắng để đạt hiệu quả tối ưu

Kem chống nắng hiện nay có rất nhiều loại nhưng không phải loại nào cũng phù hợp với làn da của bạn. Trước khi sử dụng, nên xem xét các yếu tố sau:

Tìm hiểu thành phần cấu tạo của kem chống nắng

Hãy đọc thành phần trên bao b, nên chọn loại có chứa thành phần kháng miễn dịch, bức xạ tia cực tím tối đa như sau :

  • Kẽm oxit
  • Titanium dioxide
  • Avobenzone (cũng là Parsol)
  • Octyl methoxycinnimate (OMC)

Chọn kem chống nắng phù hợp rất quan trọng

Chọn kem chống nắng phù hợp

Để tránh nổi mụn, dị ứng do dùng sai kem chống nắng, hãy thử trước một lượng nhỏ để xem có thực sự hiệu quả và phù hợp hay không.

Bôi kem chống nắng sau mỗi 2-3 tiếng và luôn tẩy trang vào cuối ngày

Để kem chống nắng thẩm thấu vào da và phát huy tối đa tác dụng, hãy bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài 30 phút. Đặc biệt, hãy thoa lại kem chống nắng sau 2-3 giờ hoạt động để bảo vệ làn da. Cuối ngày, bạn nhớ tẩy trang để loại bỏ bụi bẩn còn sót lại trên da mặt sau một ngày dài.

Chọn kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên

Chỉ số SPF của kem chống nắng càng cao thì càng có thể ngăn chặn các tia UVA và UVB có hại gây hại cho da của bạn. Khi mua kem chống nắng, hãy chọn loại có chỉ số SPF từ 30 trở lên để ngăn tia UV hiệu quả hơn.

Chọn sản phẩm có chỉ số SPF từ 30 trở lên

Sử dụng kem chống nắng hàng ngày

Việc sử dụng kem chống nắng là một quá trình lâu dài trước khi bạn cảm nhận được tác dụng tuyệt vời của nó. Nên sử dụng kem chống nắng hàng ngày để đảm bảo đủ khả năng bảo vệ da trước tác hại của ánh nắng mặt trời, tia UV có hại.

Thoa kem chống nắng sau khi dưỡng da

Thoa kem chống nắng nên là bước cuối cùng trong quy trình dưỡng da để đạt hiệu quả cao nhất. Nếu bạn thoa kem chống nắng trước thì tác dụng của các loại kem khác sẽ bị giảm đi.

4. Những lưu ý khi sử dụng kem chống nắng

Cần nắm rõ các công dụng của kem chống nắng và khả năng của nó

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến nghị chỉ sử dụng kem chống nắng như một bộ lọc chứ không phải như một công cụ bảo vệ để ở ngoài nắng lâu hơn. Nếu bạn buộc phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong một thời gian dài, bạn nên thử các phương pháp chống nắng khác ngoài sử dụng dùng kem chống nắng. Ví dụ: đội mũ, đeo kính râm, mặc áo dài tay và tránh bịt khẩu trang hay mang đồ màu tối.

Một số lưu ý khi sử dụng kem chống nắng

Nên sử dụng kem chống nắng kể cả những ngày trời âm u, nhiều mây

Tia cực tím có trong môi trường với cường độ cao trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều hàng ngày, chúng có thể xuyên qua các đám mây và cửa kính của các văn phòng. Ngay cả khi có bóng râm bên ngoài hoặc bên trong, các tia UV có hại của mặt trời vẫn ở đó. Bất kể thời tiết như thế nào, kem chống nắng là điều cần thiết để bảo vệ làn da của bạn.

Nên chọn kem chống nắng dạng kem thay vì kem chống nắng dạng xịt hoặc dạng bột

Kem chống nắng dạng xịt và dạng bột có gốc khoáng chất và chứa các hạt nano có thể xâm nhập vào da và gây ra các vấn đề về sức khỏe. Ngoài ra, những loại kem chống nắng này khi thoa lên da thường khó lên đều màu. Do đó, tốt nhất bạn nên chọn kem chống nắng dạng kem để dễ thoa và dễ hấp thụ cũng như thấm đều hơn.

Tổng kết

Qua bài viết trên, Jenacare đã giải thích về cơ chế hoạt động và công dụng của kem chống nắng, cũng như một số lưu ý khi sử dụng kem chống nắng. Chúc chị em có thể tìm được sản phẩm phù hợp với bản thân để bảo vệ làn da của mình trước các tác hại của ánh nắng mặt trời.

Về tác giả

Phuoc Nguyen

Viết bình luận

Các nội dung liên quan