Chức năng của da là gì mà lại rất quan trọng đối với cơ thể?

Chức năng của da là gì mà lại rất quan trọng đối với cơ thể?

Làn da vốn là cơ quan rất quan trọng và mang đến nhiều chức năng, tác dụng cho cơ thể chúng ta. Nhưng nhiều bạn vẫn chưa hiểu hết về “người bạn” này và không có cách chăm sóc đúng cách. Vậy hãy để Jenacare giúp bạn khám phá tất tần tật về làn da trong bài viết hôm nay và biết được chức năng của da cũng như cách để giữ cho da luôn khỏe mạnh như thế nào nhé!

Cấu tạo của da và chức năng của da

Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể, được cấu tạo từ nước, protein, chất béo và các loại khoáng chất. Chức năng của da là giúp điều chỉnh nhiệt độ và bảo vệ cơ thể khỏi vi trùng. Đồng thời, các dây thần kinh trên da cũng giúp chúng ta cảm nhận được cảm giác khác nhau như nóng, lạnh, đau hay dễ chịu. Không những vậy, da cũng có vai trò quan trọng trong thẩm mỹ, tạo nên ngoại hình, diện mạo của chúng ta.

Tìm hiểu thêm: Da và những điều bạn chưa biết

Chức năng của da rất da dạng dựa theo cấu tạo của da

Chức năng của da rất da dạng dựa theo cấu tạo của da

Cấu tạo của da bởi ba lớp chính: biểu bì, hạ bì và mô dưới da. Mỗi lớp cấu tạo của da sẽ sở hữu những đặc điểm và chức năng riêng biệt. Cùng Jenacare tìm hiểu nhé.

1. Biểu bì

Đây là lớp da ngoài cùng, có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại như vi khuẩn, độc tố, tia UV hay mất đi độ ẩm. Biểu bì gồm 5 lớp tế bào:

  • Lớp đáy (nơi sản sinh các tế bào mới)
  • Lớp gai (nơi các tế bào sản sinh chất sừng)
  • Lớp hạt (nơi các tế bào bắt đầu sừng hóa)
  • Lớp bóng (nơi các tế bào trở nên trong suốt)
  • Lớp sừng (nơi các tế bào chết được gắn kết với nhau bởi các lipid biểu bì). Đây cũng là lớp quan trọng nhất trong việc duy trì hàng rào bảo vệ và giữ ẩm cho da.

2. Hạ bì

Tiếp theo là là lớp da dày nhất – hạ bì. Lớp này sẽ có chức năng cấp máu và dinh dưỡng cho biểu bì. Ngoài ra, hạ bì cũng có vai trò trong quá trình sản sinh vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Hạ bì gồm hai lớp:

  • Lớp nhú (gồm các sợi collagen và elastin tạo độ đàn hồi cho da)
  • Lớp lưới (gồm các mạch máu, thần kinh, nang lông, tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn).

3. Mô dưới da

Cuối cùng và nằm dưới cùng là lớp mô dưới da. Lớp mô dưới da có chức năng làm giảm va đập và giữ ấm cho cơ thể. Thường sẽ gồm các mô mỡ, các mạch máu và các tiểu thể Vater-Pacini (cơ quan thụ cảm). Mô dưới da có tác dụng chính là giúp duy trì hình dáng của da.

Phân loại làn da

Những làn da khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau

Những làn da khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau

Làn da của mỗi người có những đặc điểm và nhu cầu khác nhau. Việc phân biệt được loại da của mình sẽ giúp bạn chọn được các sản phẩm và phương pháp chăm sóc da phù hợp. Để phân loại làn da thường có nhiều cách, nhưng một cách đơn giản và thông dụng là dựa vào lượng dầu và độ ẩm trên bề mặt da. Theo cách này, có thể chia làn da thành 5 loại chính: da thường, da khô, da dầu, da hỗn hợp và da nhạy cảm.

  • Da thường: Là loại da cân bằng về lượng dầu và độ ẩm, không quá khô hay quá nha. Da thường có lỗ chân lông nhỏ, da mịn và không bị kích ứng hay mụn dễ dàng. Đây là loại da lý tưởng và ít gặp nhất.
  • Da khô: Là loại da thiếu dầu và độ ẩm, do các yếu tố bên trong (như tuổi tác, di truyền, nội tiết) hoặc bên ngoài (như thời tiết, môi trường, chất tẩy rửa) gây ra. Da khô có lỗ chân lông nhỏ, da sần sùi, khô ráp và có xu hướng bong tróc. Đôi khi còn dễ bị kích ứng, đỏ rát và xuất hiện nếp nhăn sớm.
  • Da dầu: Là loại da phổ biến nhất, có lượng dầu thừa trên bề mặt, do hoạt động quá mạnh của các tuyến bã nhờn. Những ai sở hữu da dầu thường có lỗ chân lông to, da bóng nhờn và có xu hướng nổi mụn trứng cá hay mụn đầu đen thường xuyên.
  • Da hỗn hợp: Là loại da kết hợp giữa hai loại da khác nhau, thường là da dầu ở vùng chữ T (trán, mũi, cằm) và da khô ở vùng chữ U (hai bên má). Lỗ chân lông ở 2 vùng này cũng sẽ có xu hướng to hơn. Da hỗn hợp cũng có thể thay đổi theo thời tiết hoặc tuổi tác.
  • Da nhạy cảm: Đây là loại da khó chiều nhất vì có độ nhạy cao với nhiều yếu tố bên ngoài tác động đến như ánh nắng, khói bụi, mỹ phẩm hay thực phẩm. Da nhạy cảm có thể thuộc bất kỳ loại da nào trên, nhưng thường có biểu hiện như đỏ rát, ngứa rát, nổi mẩn hay bong tróc khi tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng.

Tìm hiểu thêm: Ngăn ngừa lão hóa cùng bí quyết chăm sóc da sau đây

Những bệnh thường gặp trên da

Da là cơ quan quan trọng của cơ thể, nhưng cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài. Có nhiều vấn đề về da có thể gây ra khó chịu, mất thẩm mỹ hoặc nguy hiểm cho sức khỏe và có thể ảnh hưởng đến chức năng của da.

1. Bệnh zona

Căn bệnh nhiễm trùng do virus varicella-zoster (cùng loại virus gây ra thủy đậu) gây ra. Bệnh có biểu hiện là các ban đỏ trên da, sau đó tiến triển thành mụn nước kèm theo đau nhức. Các mụn này có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, nhưng thường ở vùng lưng, ngực hoặc mặt.

Đừng coi nhẹ bệnh này vì nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, suy giảm thị lực hay liệt khuôn mặt. Để điều trị zona, bác sĩ thường kê thuốc kháng virus, thuốc giảm đau và vitamin nhóm B. Trong trường hợp bội nhiễm hoặc biến chứng nặng, có thể cần phải nhập viện để theo dõi và can thiệp kịp thời.

Bệnh zona khá nguy hiểm

Bệnh zona khá nguy hiểm

2. Phát ban

Là tình trạng xuất hiện các nốt sần hoặc mề đay trên da do các yếu tố gây dị ứng hoặc kích ứng. Phát ban có thể ngứa, rát hoặc châm chích và xuất hiện ở bất kỳ phần nào của cơ thể và lan rộng chỉ từ vài phút đến vài ngày.

Nguyên nhân gây ra phát ban có thể là các tác nhân vật lý như nhiệt độ cao, ánh nắng; các tác nhân sinh học như vi khuẩn, virus; các tác nhân hóa học như thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm. Để điều trị phát ban, có thể sử dụng thuốc kháng histamin và kem bôi da để giảm ngứa và viêm. Nếu phát ban kéo dài hoặc có biểu hiện nghiêm trọng như sốt cao, khó thở hay co giật, cần đi khám bác sĩ ngay lập tức.

3. Bệnh vẩy nến

Bệnh thường xảy ra do hệ miễn dịch suy giảm. Biểu hiện thường thấy nhất là các mảng da dày, đỏ được phủ vảy trắng và xuất hiện ở bất kỳ phần nào của cơ thể, nhưng thường ở da đầu, khuỷu tay, đầu gối và lưng dưới.

Những yếu tố có thể dẫn đến vẩy nến có thể là do di truyền hoặc các vấn đề như stress, nhiễm trùng, thuốc hay tổn thương da. Để điều trị bệnh vẩy nến, có thể sử dụng kem và thuốc mỡ cho da, liệu pháp ánh sáng và thuốc uống hoặc tiêm.

Bệnh vẩy nến thường là các mảng da dày, bị đỏ và phủ trắng

Bệnh vẩy nến thường là các mảng da dày, bị đỏ và phủ trắng

4. Bệnh chàm

Tên gọi để chỉ một số tình trạng viêm da không lây nhiễm do di truyền hoặc do tiếp xúc với các chất kích ứng hay dị ứng. Bệnh chàm có biểu hiện là da có màu đỏ, khô và ngứa. Giống như bệnh vẩy nến, bệnh chàm cũng thường do tính chất di truyền và có thể được kích hoạt bởi các yếu tố như stress, xà phòng, chất gây dị ứng hay khí hậu. Sử dụng kem và thuốc mỡ cho da và thuốc uống hoặc tiêm để giảm viêm và ngứa.

5. Bệnh trứng cá

Đây là bệnh khá phổ biến hiện này và thường là do sự tắc nghẽn của lỗ chân lông do dầu và tế bào chết gây ra. Bệnh trứng cá có biểu hiện là các mụn đầu đen, mụn đầu trắng hoặc mụn viêm sưng đỏ trên da.

Những nốt mụn này có thể xuất hiện ở bất kỳ phần nào của cơ thể, nhưng thường ở mặt, cổ, vai và lưng. Nguyên nhân gây ra bệnh trứng cá có thể là do di truyền, hormone thay đổi, stress hay có chế độ ăn uống, lối sống không lành mạnh. Để điều trị bệnh trứng cá, có thể sử dụng các sản phẩm rửa mặt hoặc kem chứa các thành phần kháng viêm hoặc kháng khuẩn như axit salicylic, axit benzoic hay peroxide benzoic.

Trứng cá là loại bệnh phổ biến hiện nay

Trứng cá là loại bệnh phổ biến hiện nay

Làm sao bảo vệ làn da đúng cách?

Mỗi loại da có những đặc điểm và nhu cầu khác nhau, do đó cần có những cách chăm sóc phù hợp để duy trì sức khỏe và vẻ đẹp cho da. Dưới đây là một số gợi ý của Jenacare muốn gửi đến các bạn trong việc chăm sóc da theo từng loại da để giúp các chức năng của da được duy trì và hoạt động hiệu quả.

Những cách chăm sóc phù hợp cho từng loại da

Những cách chăm sóc phù hợp cho từng loại da

1. Da thường

  • Sử dụng nước tẩy trang và sữa rửa mặt 2 lần một ngày
  • Dùng thêm toner để làm sạch và cân bằng độ pH cho da.
  • Có thể bổ sung serum hoặc kem dưỡng ẩm phù hợp với nhu cầu của da. Đặc biệt là những sản phẩm có chứa các thành phần chống lão hóa hoặc làm sáng da nếu muốn.
  • Dùng kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.
  • Tẩy tế bào chết cho da một hoặc hai lần một tuần để loại bỏ các tế bào chết và làm sáng da.
  • Dùng mặt nạ dưỡng ẩm hoặc làm sạch cho da một hoặc hai lần một tuần để cung cấp độ ẩm và dinh dưỡng cho da.

2. Da khô

  • Lựa chọn nước tẩy trang và sữa rửa mặt làm sạch da hai lần một ngày. Chú ý nên chọn loại dành cho da khô để tăng cường cấp ẩm nhẹ nhàng.
  • Dùng toner không cồn để làm sạch và cân bằng độ pH cho da.
  • Dùng kem dưỡng ẩm giàu độ ẩm và có chứa các thành phần giữ ẩm như glycerin, hyaluronic acid hay ceramide.
  • Dùng kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời và ngăn ngừa khô da.
  • Dùng mặt nạ dưỡng ẩm hai hoặc ba lần một tuần để cung cấp độ ẩm và dinh dưỡng cho da.

3. Da dầu

  • Lựa chọn sản phẩm nước tẩy trang và sữa rửa mặt cho da dầu có tác dụng làm sạch để loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa trên da.
  • Dùng toner có cồn hoặc có chứa các thành phần kiểm soát dầu như axit salicylic hay axit benzoic để làm sạch và se khít lỗ chân lông cho da.
  • Dùng kem dưỡng ẩm dạng gel để không gây bít tắc lỗ chân lông để giữ ẩm cho da và kiểm soát dầu.
  • Chú ý dùng kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời và ngăn ngừa sản sinh dầu thừa.
  • Tẩy tế bào chết cho da hai hoặc ba lần một tuần để loại bỏ các tế bào chết và làm sạch sâu cho da.

Kết

Và trên đây là tất cả những thông tin về làn da mà Jenacare muốn chia sẻ với các bạn. Từ giờ chúng ta đã hiểu thêm về chức năng của da, của từng lớp và cả những cách chăm sóc sao cho giữ được sự trẻ khỏe của làn da. Đừng quên chia sẻ cho Jenacare biết thêm nhiều thông tin mà bạn quan tâm để chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Về tác giả

Nguyen Vu

  1. kdryiofzhv

    Muchas gracias. ?Como puedo iniciar sesion?

Viết bình luận

Các nội dung liên quan