Cấu tạo và chức năng của da là gì? Cách bảo vệ da khi vào hè

Cấu tạo và chức năng của da là gì? Cách bảo vệ da khi vào hè

Với sức khỏe của con người, làn da đóng vai trò rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Vậy, cấu tạo và chức năng của da là gì? Cùng Jenacare tìm hiểu nhé!

Cấu tạo của da bao gồm bao nhiêu lớp?

Da được xem như một cơ quan chính trong cơ thể. Cấu tạo của da bao gồm 3 lớp chính: biểu bì, hạ bì và mô dưới da và chúng sẽ được thay thế dần theo thời gian bởi những lớp thay thế mới khi đã trở nên lão hóa.

Chức năng của da sẽ khác nhau tùy theo cấu tạo

Chức năng của da sẽ khác nhau tùy theo cấu tạo

1. Biểu bì

Biểu bì hay còn gọi là thượng bì là một lớp da ngoài cùng bao bọc tất cả các lớp còn lại của da, chúng có thể nhìn và chạm được. Lớp da này là một rào chắn bảo vệ cho các cơ quan bên trong khỏi các độc tố, vi khuẩn và trạng tình trạng thoát nước và một số chất lỏng cần thiết. Phần biểu bì bao gồm các tần tế bào khác nhau được sản sinh ra ở lớp trong cùng cùng của biểu bì và sẽ duy chuyển dần đến bề mặt da. Trong biểu bì bao gồm 5 lớp như sau:

  • Lớp đáy – stratum basale: là lớp trong cùng của biểu bì nơi mà có thể sản sinh ra tế bào chính keratinocytes. Giúp hoạt động như một dạng con thoi khi tế bào đáy phân chia thành một tế bào mới, tế bào đó sẽ di chuyển lên trên để bù đắp cho lớp tế bào chết trên cùng.
  • Lớp tế bào gai – stratum spinosum: lớp chứa tế bào keratinocytes để sản sinh ra chất sừng và các sợi protein sau đó hình thành hình dạng con suốt. Đây là cầu nối liên kết giữa các tế bào với nhau, và khi di chuyển dần lên trên chúng sẽ trở nên phẳng hơn.
  • Lớp hạt – stratum granulosum: khi quá trình sừng hóa bắt đầu thì lớp tế bào này sẽ sản sinh ra các hạt nhỏ, những hạt này sẽ di chuyển dần lên trên và đổi thành chất sừng và các lipid biểu bì.
  • Lớp bóng – stratum lucidum: lớp tế bào bị ép nhẹ, khiến chúng trở lên dẹt và không thể phân biệt được
  • Lớp sừng: – stratum corneum: còn được gọi là corneocytes và chúng là lớp ngoài cùng của thượng bì, nơi chứa của các tuyến mồ hôi và lỗ chân lông trên cơ thể. Không những thế chúng còn là các tế bào chết, khô cứng và không có nhân.

Các lớp cấu tạo nên biểu bì

Các lớp cấu tạo nên biểu bì

Và các tế bào chính cấu tạo nên lớp biểu bì trên da bao gồm:

Keratinocytes (tế bào da)

Các tế bào chính của lớp biểu bì được hình thành bởi sự phân chia tế bào ở gốc của nó. Các tế bào mới sẽ liên tục di chuyển lên phía bề mặt. Khi chúng di chuyển chúng sẽ dần dần chết đi. Từ đó, chúng sẽ phát triển và có xuất hiện nhiều sự thay đổi. Đây là quá trình da sừng hóa của da khiến cho mỗi lớp biểu bì trên da có sự khác biệt.

Tế bào Langerhans (tế bào miễn dịch)

Các tế bào Langerhans là các tế bào miễn dịch được tìm thấy trong lớp biểu bì và chịu trách nhiệm giúp cơ thể tìm hiểu và phân định được đâu là chất hoặc vật mới lạ mà mà cơ thể tiếp xúc. Chúng chiếm từ 2 – 5% tổng lượng tế bào trên lớp thượng bì. Khác với Keratinocytes, Langerhans xuất hiện ở lớp gai của tế bào, ở hầu hết ở lớp gai của da. Đây là loại tế bào có chức năng miễn dịch rõ ràng mà làn da của mỗi chúng ta đều sở hữu.

Các tế bào này phá vỡ chất gây dị ứng thành các mảnh nhỏ hơn sau đó di chuyển từ lớp biểu bì vào lớp hạ bì. Chúng tìm đường đến các mạch bạch huyết và mạch máu trước khi đến các hạch bạch huyết. Tại đây, chúng đẩy các chất gây dị ứng cho các tế bào miễn dịch gọi là tế bào lympho. Sau khi chất gây dị ứng được đẩy thành công tới các tế bào miễn dịch thì sẽ bắt đầu một chuỗi các sự kiện để:

  • Bắt đầu phản ứng miễn dịch để phá hủy vật chất đó
  • Kích thích sự tăng sinh của nhiều tế bào lympho hơn để nhận biết và ghi nhớ chất gây dị ứng trong tương lai.

Melanocytes (tế bào sản xuất sắc tố)

Loại tế bào bày được tìm thấy ở lớp đáy của biểu bì. Những tế bào này tạo ra các sắc tố được gọi là Melanin – hắc sắc tố, chịu trách nhiệm cho việc phân định các màu da khác nhau. Các sắc tố Melanin sau khi được sản sinh sẽ được vận chuyển đến các tế bào sừng để chúng phân định sắc tố trên da, đây là một trong những chức năng thường thấy của da.

Các loại tế bào chính cấu thành nên biểu bì

Các loại tế bào chính cấu thành nên biểu bì

Ngay bên dưới lớp biểu bì là một lớp đáy, một cấu trúc đặc biệt nằm giữa lớp biểu bì và hạ bì. Nó bao gồm các cấu trúc protein khác nhau liên kết giữa lớp đáy của tế bào sừng với màng đáy và màng đáy với lớp hạ bì bên dưới. Lớp màng này có vai trò như một móc neo đảm bảo lớp biểu bì dính chặt vào lớp hạ bì bên dưới.

Tế bào Merkel

Có nhiệm vụ kết nối với các dây thần kinh với các tế bào da. Khi da chạm vào bất kỳ vật gì, chúng sẽ gửi tín hiệu qua các dây thần kinh lên não và phản hồi lại cho con người cảm giác.

Các lớp tế bào ở lớp thượng bì được gắn kết với nhau do sự liên kết của các lipid (chất béo) trong biểu bì. Những lipid này hoạt động như một loại hàng rào bảo bảo vệ cho da khỏi các tác nhân bên ngoài. Và chức năng của da chính ở lớp tế bào này tránh sự thoát nước và các chất lỏng liên khác. Điều này đồng nghĩa với việc, khi cảm nhận được làn da sần sùi hoặc khô ráp, tức là bên trong da các lipid đang dần mất đi và ngược lại, khi lớp biểu bì ngậm được nhiều lipid nhất có thể thì làn da sẽ ẩm mịn và căng tràn sức sống.

Không những thế, biểu bì được bao phủ bởi chất nhũ tương (loại chất được bào gồm bởi hệ phân tán cao của hai chất lỏng thông thường không hòa tan được vào nhau, có đặc tính hơi lỏng hơi đặc), bao gồm nước và lipid và loại màng chắn này được gọi là màng hydrolipid. Đây là lớp màng giúp duy trì sự tiết bã nhờn và mồ hôi qua các lỗ chân lông, giúp làm da mềm mịn và chúng hoạt động như một hàng rào bảo vệ da khỏi vi khuẩn gây hại.

2. Hạ bì

Khác với thượng bì thì hạ bì là lớp da dày hơn nhờ vào sự liên kết của hai thành phần chính:

  • Sợi collagen: loại sợi này chiếm ưu thế ở lớp hạ bì. Các sợi collagen có độ bền rất lớn và cung cấp cho da độ hồi phục và độ dẻo dai. Các bó collagen nhỏ ở lớp hạ bì trên hoặc nhú và tạo thành các bó dày hơn ở lớp hạ bì sâu hơn hoặc dạng lưới .
  • Elastin : loại sợi này mang lại đặc tính đàn hồi và mềm dẻo cho da.

Các sợi collagen và elastin được liên kết với nhau bằng chất nền, trong đó các chất dinh dưỡng và chất thải có thể khuếch tán đến và từ các thành phần mô khác. Lớp hạ bì cũng chứa các dây thần kinh, các cơ quan cảm nhận cảm giác, các mạch máu, cấu trúc phần phụ của biểu bì và các tế bào khác. Một số tế bào có trong hạ bì bao gồm:

  • Dưỡng bào – chứa các hạt chứa histamin và các hoạt chất khác, chúng sẽ được giải phóng khi tế bào bị xáo trộn.
  • Tế bào cơ trơn mạch máu – tế bào này cho pháp cách mạch màu co và giãn để kiểm soát nhiệt độ trong cơ thể
  • Các tế bào chuyên biệt – loại tế bào này được tìm thấy xung quanh các tuyến mồ hôi
  • Nguyên bào sợi – là những tế bào sản sinh collagen và các yếu tố khác trong lớp hạ bì.

3. Mô dưới da

Đây là lớp da trong cùng, là nơi tạo ra năng lượng cho cơ thế và là lớp cách nhiệt cho cơ thể. Chúng sẽ bao gồm các yếu tố:

  • Các tế bào mỡ: liên kết lại với nhau như một lớp đệm
  • Các sợi collagen đặc biệt: gồm các mô liên kết mềm xốp và hoạt động giữa các tế bào lipid lại với nhau tạo thành một vách mô dày
  • Các mạch máu

Ở các vùng khác nha nhau trên cơ thể sẽ có lớp mô dưới da khác nhau, tùy theo với tính và độ tuổi, cấu trúc hình thành các bộ phận khác của da cũng sẽ khác nhau.

Lớp mô dưới da nằm dưới cùng sau lớp hạ bì

Lớp mô dưới da nằm dưới cùng sau lớp hạ bì

Chức năng của da có gì đặc biệt?

Làn da rất quan trọng đối với tinh thần và sức khỏe của con người. Do vậy, một làn da khỏe là một làn da có thể ngăn cản được thế giới bên trong cơ thể với thế giới bên ngoài. Một số các chức năng của da phổ biến như sau:

1. Bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân từ môi trường bên ngoài

Chức năng của da đầu tiên có vai trò như một hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi môi trường bên ngoài khỏi các tác nhân có hại, những chấn thương vật lý cho cơ, nhiệt gây nên, mất độ ẩm do sự thoát nước của lớp tế bào, tác hại từ tia bức xạ…

2. Điều hòa nhiệt độ cho cơ thể

Một trong những chức năng của da quan trọng chính là bảo vệ da khỏi cái lạnh, cái nóng và duy trì nhiệt độ của cơ thể không đổi trong suốt quá trình thay đổi nhiệt từ môi trường ngoài. Đều này nhờ vào sự giãn ra và co lại của các mạch máu dưới da. Nghiax là khi thời tiết snosng, các mạch máu sẽ giãn giãn ra hình thành nên mồ hôi để làm mát cơ thể. Ngược lại khi thời tiết trở lạnh, các mạch máu này sẽ co lại để ngăn sự thoát hơi nước.

Chức năng của da là điều hòa nhiệt độ

Chức năng của da là điều hòa nhiệt độ

3. Cảm nhận cảm giác

Là một trong ngũ giác quan quan trọng của cơ thể, da cho con người các phản ứng nếu chúng ta chạm hoặc sờ vào bất kỳ một thứ gì, bao gồm các thứ có thể khiến ta đau. Và điều này sẽ giúp cho các dây thần kinh dẫn truyền thông tin đến não bộ và nhận biết để tránh các vật đó khi tiếp xúc vào lần sau.

Cách bảo vệ da khi bắt đầu vào hè

Bắt đầu vào hè thời tiết sẽ dễ trở nên năng nóng hơn, đồng nghĩa là da của chúng ta cũng sẽ dễ bị kích ứng hoặc gặp một số tình trạng khác. Dưới dây gợi ý các cách bảo vệ da khi bắt đầu vào hè:

  • Thiết lập thói quen chăm sóc da và làm theo các khuyến nghị của chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn để giữ cho làn da của bạn khỏe mạnh.
  • Sử dụng xà phòng dịu nhẹ để tắm và dùng khăn tắm chấm nhẹ cho da khô thay vì chà xát. Thoa kem dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ ngay sau khi lau khô da để giúp giữ ẩm. Thoa lại kem hoặc thuốc mỡ hai đến ba lần một ngày.
  • Tắm bồn hoặc tắm bằng nước ấm, không phải nước nóng.
  • Uống ít nhất tám ly nước mỗi ngày, tương đương với 2 lít nước giúp giữ ẩm cho làn da.
  • Ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, bao gồm trái cây, rau, đậu, cá có nhiều axit béo omega-3 và các loại hạt.
  • Tránh thay đổi nhiệt độ và độ ẩm đột ngột. Ví dụ như bước từ trong phòng máy lạnh đang 25 độ C ra bên ngoài 36 độ C, điều đó sẽ khiến cho da dễ bị phản ứng và kích ứng khi không thích ứng kịp thời với nhiệt độ.
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất gây kích ứng và dị ứng đã biết.
  • Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30.
  • Che chắn trước khi bước ra ngoài.

Kết

Nói tóm lại, da là một cơ quan quan trọng của cơ thể con người. Do đó khi bình thường và đặc biệt khi vào hè hoặc chuyển mùa, bạn nên chăm sóc da thật kỹ càng. Qua bài viết trên, Jenacare hy vọng đã cung cấp cho đọc giả các thông tin quan trọng từ cấu tạo và chức năng của da, cũng như gợi ý cách chăm sóc da khi vào hè hiệu quả.

Về tác giả

Nguyen Vu

Viết bình luận

Các nội dung liên quan