Bạn nghĩ rằng vào mùa đông mới phải sử dụng kem dưỡng còn mùa hè thì không? Hay kem dưỡng chỉ dành để dưỡng ẩm cho da khô. Tuy nhiên, sự thật là mọi loại da, từ da thường, da dầu, da hỗn hợp đều cần kem dưỡng ẩm để độ ẩm da mặt được cân bằng. Bởi nếu da thiếu nước, các tuyến bã nhờn sẽ hoạt động mạnh hơn – đây cũng là một chế độ tự cấp ẩm hết sức bình thường của da, nhưng lại gây ra mụn và nhiều phiền toái khác. Hãy cùng Jenacare tìm ra kem dưỡng ẩm da mặt phù hợp cho loại da của bạn qua bài viết dưới đây nhé!
Kem dưỡng ẩm cho da mặt là gì?
Table of Contents
Kem dưỡng ẩm da mặt là gì?
Kem dưỡng ẩm da mặt là các dòng mỹ phẩm được sử dụng để chăm sóc da mặt với công dụng làm mềm da, giúp giữ nước và cấp ẩm cho da. Nói cách khác, kem dưỡng ẩm giúp cho lớp biểu bì của bạn mềm hơn từ đó làm giảm tình trạng bốc hơi trên da.
Kem dưỡng ẩm bao gồm 3 thành phần chính: nước, dầu và chất nhũ tương. Như đã biết, nước luôn là thành phần quan trọng trong cơ thể chúng ta, góp phần tạo nên độ ẩm cho da. Tuy nhiên, nước lại có đặc điểm là rất dễ bay hơi nếu tồn tại riêng biệt, vì thế dầu được thêm vào trong kem dưỡng ẩm như một thành phần giúp giữ nước lại cho da.
Kem dưỡng ẩm thường phục vụ cho mục đích làm đẹp hay điều trị. Có rất nhiều loại kem dưỡng ẩm được bày bán trong siêu thị hay các cửa hàng chuyên về mỹ phẩm. Tuy nhiên, ta cũng có thể tự điều chế kem dưỡng ẩm tại nhà thông qua các thành phần dược phẩm phổ biến như sáp ong, dầu dừa, lô hội… Bởi vì chất trung gian góp phần kết nối giữa nước và dầu là nhũ tương – một chất được tạo nên hoàn toàn từ những thành phần thiên nhiên, an toàn cho da. Muốn biết một loại kem dưỡng ẩm có tốt hay không phải dựa vào tỉ lệ dầu trong đó, tỉ lệ dầu càng cao thì sản phẩm đó càng có khả năng dưỡng ẩm tốt.
Kem dưỡng ẩm da mặt có cần thiết không?
Vì sao nên dùng kem dưỡng ẩm cho da mặt?
Hay nói cách khác, việc dưỡng ẩm với các sản phẩm kem dưỡng ẩm sẽ đem lại những lợi ích gì cho chúng ta? Thực tế, kem dưỡng ẩm có rất nhiều công dụng mang lại hiệu quả tốt đối với làn da của chúng ta, như:
- Cấp ẩm cho da:
Giống với tên gọi, kem dưỡng ẩm có công dụng chủ yếu là cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, giúp da phục hồi hư tổn. Cùng với đó, kem dưỡng ẩm giúp thúc đẩy quá trình điều trị mụn, các vết thâm, nám diễn ra nhanh và tốt hơn.
- Giúp da trắng hồng:
Các thành phần trong kem dưỡng ẩm có khả năng chống oxy hóa và làm sạch bụi bẩn do tiếp xúc với môi trường xung quanh. Nhờ đó, da bạn sẽ trắng lên và trông tươi trẻ, căng tràn sức sống hơn. Bởi vậy, nếu bạn là một người không thường xuyên sử dụng đều đặn các sản phẩm dưỡng ẩm, hãy thử và cảm nhận nhé, chỉ sau một thời gian da bạn sẽ trắng hồng tự nhiên trông thấy mà chính bạn cũng phải bất ngờ.
- Bảo vệ da:
Lớp ngoài cùng của da chính là biểu bì, mà bề mặt lớp biểu bị lại được bao bọc bởi màng Hydrolipid – đây là màng ẩm tự nhiên đóng vai trò như một hàng rào bảo vệ da khỏi các gốc tự do và các tác nhân gây hại. Việc dưỡng ẩm da thường xuyên với kem dưỡng ẩm giúp củng cố và phục hồi màng ẩm tự nhiên cho da, duy trì sự đàn hồi và sức khỏe làn da.
- Chống lão hóa da:
Tình trạng lão hóa da, các nếp nhăn dần xuất hiện do làn da bị khô ráp và nhiều tế bào chết là điều mà không một chị em nào muốn nhưng đều phải đối mặt ở độ tuổi 30. Và với tình trạng ô nhiễm môi trường, khói bụi, các tác nhân bên ngoài ngày một tăng cao như hiện nay, phụ nữ gặp phải vấn đề lão hóa da cũng ngày một sớm hơn. Bởi vậy, việc sử dụng kem dưỡng ẩm cho da lại càng trở nên thiết yếu, nó giúp ức chế quá trình lão hóa da tốt hơn, hiệu quả hơn.
- Điều trị bệnh lý trên da:
Hiện nay có rất nhiều loại kem dưỡng ẩm cho da được phối kết hợp với các thành phần hoạt chất có lợi khác nhau, giúp điều trị các bệnh lý trên da chẳng hạn như: nám, tàn nhang…
Công dụng chống lão hóa của kem dưỡng da mặt
Hướng dẫn chi tiết cách chọn kem dưỡng ẩm dành riêng cho từng loại da mặt
Như đã thấy, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kem dưỡng ẩm dành cho da mặt, đa dạng cả về chủng loại lẫn thành phần, công dụng. Kem dưỡng ẩm sẽ được chia làm 5 loại phổ biến sau:
Các dạng kết cấu của kem dưỡng ẩm da mặt
- Kem dưỡng da dạng gel: cấu tạo khá trong suốt, thành phần chính gồm nước, cồn hoặc chất béo dạng lỏng, nhanh khô ráo, nhanh bay hơi. Tuy nhẹ và ít gây nhờn dính nhất trong các loại kem dưỡng ẩm, đem lại cảm giác mát và ngậm nhiều nước nhưng lại không cung cấp được nhiều độ ẩm cho da.
- Kem dưỡng da dạng lotion: kết cấu lỏng, thành phần chính là nước và dầu, không lắng đọng như các loại sản phẩm dưỡng ẩm khác. Khi sử dụng đem lại cảm giác khô ráo, ít nhờn, không có tác dụng dưỡng ẩm nhiều nhưng vẫn được đánh giá cao hơn dạng gel.
- Kem dưỡng da dạng Emulsifier: là kem dưỡng nhẹ, sánh đặc hơn lotion nhưng lỏng hơn Cream, cung cấp đủ độ ẩm nhưng không gây bí da. Khả năng dưỡng ẩm kém hơn Cream.
- Kem dưỡng ẩm dạng Cream: cấu tạo từ nước, dầu và một số dưỡng chất khác. Phổ biến nhất trong các loại kem dưỡng ẩm cho da mặt, tuy gây nhờn dính hơn so với những loại khác khi sử dụng. Khả năng dưỡng ẩm của Cream được đánh giá cao nhất.
- Kem dưỡng ẩm dạng Ointment (thuốc mỡ): có kết cấu siêu đặc, tạo cảm giác dính và rít khi sử dụng. Chưa được ứng dụng nhiều trong việc dưỡng da vì dễ gây kích ứng cho da nhạy cảm.
Vậy phải lựa chọn kem dưỡng ẩm cho da mặt sao cho đúng, phù hợp nhất với làn da của bạn? Để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc dưỡng ẩm da mặt, sau đây là các khuyến nghị trong việc chọn sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp cho từng loại da.
1. Cách chọn kem dưỡng ẩm cho da dầu
Để lựa chọn các sản phẩm phù hợp với làn da dầu chưa bao giờ là dễ đối với các tín đồ làm đẹp sở hữu làn da này. Bởi lẽ, nếu không thực sự cẩn thận trong quá trình lựa chọn, một sản phẩm kem dưỡng ẩm không phù hợp có thể gây bí, làm tắc nghẽn các lỗ chân lông, từ đó tạo điều kiện cho mụn phát triển.
Vậy nên đối với một làn da dầu, nên chọn các loại kem dưỡng ẩm có dạng gel gồm các chất nhẹ, dễ thẩm thấu qua da. Các thành phần được chiết xuất từ tự nhiên, an toàn cho da, có tính kháng khuẩn cao luôn là các tiêu chí cần thiết đối với loại kem dưỡng ẩm cho da dầu này. Bên cạnh đó, ta cũng không nên lựa chọn các sản phẩm dưỡng ẩm có chứa các thành phần như lanolin, dầu khoáng, sáp hoặc bơ hạt (các thành phần làm tắc nghẽn lỗ chân lông, gây ra mụn) hay các thành phần tẩy tế bào chết, làm khô dầu trên da.
2. Cách chọn kem dưỡng ẩm cho da khô
Da khô là làn da cần cấp ẩm nhiều nhất, bởi đối với những người sở hữu làn da khô, quá trình lão hóa thường diễn ra nhanh và sớm hơn rất nhiều so với những làn da khác, các nếp nhăn cũng theo đó mà xuất hiện, hay gây ra hiện tượng da mốc xỉn màu, khiến bạn tự ti. Vậy giải pháp cho một làn da khô là gì? Đó tất nhiên là một sản phẩm kem dưỡng ẩm có chức năng tái tạo, phục hồi làn da, làm da căng mịn và chống lão hóa hiệu quả. Đối với da khô, kem dưỡng ẩm da mặt phải có những thành phần cấp ẩm mạnh hơn, bổ sung được các loại dầu thiết yếu như collagen (Hydrolyzed collagen), vitamin B (B5), E và các thành phần tẩy tế bào chết. Đặc biệt là các loại kem dưỡng ẩm có chứa các thành phần như axit hyaluronic và dimethicone cùng với Glycerin, propylene glycol, protein, urea,… sẽ giúp thu hút và giữ nước lâu hơn, từ đó luôn cung cấp độ ẩm cần thiết cho làn da khô của bạn.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng trong trường hợp bạn sở hữu một làn da khô quá mức, bạn nên đến bác sĩ da liễu khám và tham khảo các tư vấn của chuyên gia về việc sử dụng thuốc hay các sản phẩm chăm sóc da sao cho phù hợp nhất với bản thân. Bên cạnh đó, làn da khô quá mức cần được chăm sóc, dưỡng ẩm đều đặn hàng ngày một cách đặc biệt hơn nữa.
3. Cách chọn kem dưỡng ẩm cho da nhạy cảm và da “treatment”
Đối với làn da nhạy cảm, dễ kích ứng với các thành phần có trong mỹ phẩm hay đang trong giai đoạn “treatment”, lời khuyên mà Jenacare dành cho bạn là hãy chọn những sản phẩm dưỡng ẩm có chứa ít hơn 10 thành phần, bởi càng nhiều thành phần thì cũng lại càng nhiều khả năng làn da bạn sẽ phản ứng với 1 hay nhiều thành phần có trong sản phẩm kem dưỡng ẩm đó. Bên cạnh đó, khi chọn sản phẩm dưỡng ẩm da mặt, bạn nên cân nhắc với những sản phẩm có chứa chất tạo màu, nước hoa hay các thành phần kháng khuẩn vì chúng là không cần thiết và hoàn toàn có khả năng gây kích ứng trên da của bạn.
Cùng với đó, các sản phẩm có chứa quá nhiều axit (Alpha-hydroxy, Retinoic và Salicylic) hay cồn, oxybenzone là các sản phẩm bạn nên tránh bởi các thành phần này có thể thâm nhập quá sâu vào da khiến da khô ráp khó chịu, bị mất nước, dễ gây kích ứng hay làm da bị tổn thương. Đặc biệt đối với những người sở hữu làn da quá nhạy cảm, không nên sử dụng kem dưỡng ẩm có chứa Glycerin do chất này có thể gây kích ứng, làm mẩn đỏ hay ngứa rát da mặt. Thay vào đó bạn nên nhắm đến những thành phần phục hồi như Vitamin B5, rau má, lô hội…
Tổng kết
Thông qua bài đọc trên, mỗi loại kem dưỡng ẩm sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Cũng không phải loại kem dưỡng nào được đánh giá cao nhất thì sẽ là tốt, phù hợp nhất với mọi loại da. Mà ta còn phải quan tâm đến những thành phần hóa học, các dưỡng chất cấu thành lên một sản phẩm kem dưỡng ẩm da, bởi làn da và cơ địa của mỗi người là khác nhau.
Tìm hiểu thêm: Nên dùng sữa dưỡng ẩm da mặt ở bước nào của quy trình skincare?